ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NIỆM PHẬT TRÌ CHÚ

 Niệm Phật trì Chú có 3 lối trì , niệm : Mật trì , Kim Cang trì và Cao Thanh trì .


Mật trì : tưởng thầm trong trí , tâm .

Kim Cang trì : khẻ động môi , lưởi mà trì , niệm

Cao thanh trì : trì niệm lớn ra tiếng .

Mật trì thì tập trung nhưng ngồi lâu thường dể gây hôn trầm , buồn ngủ . Cao Thanh trì thì kéo dài sẻ làm hao hơi , suyển khí . Duy có Kim Cang trì là bền bỉ , tiện ích . Tuy nhiên Hành Giả cũng không nên "chấp Định" thái quá ! không nhất thiết phải theo bất kỳ rập khuôn một lối nào . Nếu Cao Thanh Trì 1 lúc thấy mệt thì đổi lại Kim Cang trì , sau cần tập trung quán tưởng cũng không ngại gì mà trở về Mật trì . Đừng sợ lúc mới trì niệm hay bị Tán trì (nhiều tạp niệm). Lúc đầu Tán trì nhất tâm trì niệm lâu dần sẻ quen thành Tổng trì ! Vấn đề chỉ ở tinh tấn hay biếng nhác mà thôi .

Trước khi vào Đạo Tràng , Bàn Thờ lể bái , trì niệm nên tắm rửa , súc miệng sạch sẻ , thành tâm nhất định có linh ứng . Đừng nên ăn nhiều Hành , Hẹ , Tỏi , Nén , Kiệu làm hơi thở nồng uế khiến kém linh nghiệm .

Vài hàng góp nhặt , kính chúc Quý Đạo Hửu luôn tinh tấn hành trì , hậu lai cùng đắc sanh Phật Quả .

KẾT ẤN CÁT TƯỜNG


----------------------------------------

Đôi điều cần biết khi niệm Phật Trì Chú :

Niệm Phật trì Chú có 3 lối trì, niệm: Mật trì, Kim Cang trì và Cao Thanh trì.


Mật trì: tưởng thầm trong trí, tâm.


Kim Cang trì: khẽ động môi, lưởi mà trì, niệm.


Cao thanh trì: trì niệm lớn ra tiếng.


Mật trì thì tập trung nhưng ngồi lâu thường dễ gây hôn trầm, buồn ngủ. Cao Thanh trì thì kéo dài sẽ làm hao hơi, suyễn khí. Duy có Kim Cang trì là bền bỉ, tiện ích. Tuy nhiên Hành Giả cũng không nên “Chấp định” thái quá! không nhất thiết phải theo bất kỳ rập khuôn một lối nào. Nếu Cao Thanh Trì 1 lúc thấy mệt thì đổi lại Kim Cang trì, sau cần tập trung quán tưởng cũng không ngại gì mà trở về Mật trì. Đừng sợ lúc mới trì niệm hay bị Tán trì (nhiều tạp niệm). Lúc đầu Tán trì nhất tâm trì niệm lâu dần sẽ quen thành Tổng trì! Vấn đề chỉ ở tinh tấn hay biếng nhác mà thôi.


Trước khi vào Đạo Tràng, Bàn Thờ lễ bái, trì niệm nên tắm rửa, súc miệng sạch sẽ, thành tâm nhất định có linh ứng. Đừng nên ăn nhiều Hành, Hẹ, Tỏi, Nén, Kiệu làm hơi thở nồng uế khiến kém linh nghiệm.


Khi Bạn nghe qua Thần Chú nào thì coi như đã thực sự có duyên với Thần Chú đó rồi vậy! Trong Đại Bi Tâm Kinh có nói rằng: “Kẻ nào nếu kiếp trước chưa từng cúng dường mười phương Chư Phật thì đời này nghe tới cũng còn chưa được, huống hồ gì là thọ, trì, đọc, tụng v.v…”, cho nên ắt hẳn là đại nhân duyên với Bạn đó, không nên hoài nghi hay thiếu tự tin với chính mình!


Chữa bệnh hết hay không là do bản lãnh ông Thầy cao hay không, hoặc là nghiệp lực của bệnh nhiều hay ít! nhưng nói chung là ông Thầy nào cũng bị cộng nghiệp hết, nên trì các Đại Oai Đức Darani mỗi ngày để giải trừ mới tốt.


Tản mạn vài điều cần biết của người học huyền thuật hay trì Chú :

Dù tu Tiên hay Phật, những phái mà có dùng Chân Ngôn (thần chú, Dharani, Tổng Trì… cùng 1 nghĩa) nên giữ theo những điều cơ bản sau đây thì mới linh nghiệm:


Đừng ăn nhiều Ngũ Vị Tân (tỏi, hành hẹ, nén , kiệu) vì những thứ này làm tăng lòng dục và làm hôi miệng, hơi thở uế trược Thánh Thần xa lánh trì Chú, cầu nguyện ít linh nghiệm, không làm việc phòng sự (giao hoan) trong những ngày Sóc, Vọng (rằm, mùng 1) và lễ, vía của chư Phật, Bồ Tát hay Tổ Sư. Không nên ăn những thứ động vật như: chó, trâu, mèo, khỉ, rắn, rùa. Không lấy vợ (chồng) người, không hỗn hào bất kính với Cha Mẹ, Tiên Đạo còn có câu:


Đại Đạo khuyến nhân tam ư kiện,


Giới tửu trừ hoa mạc đổ tiền.


(Đạo lớn khuyên người nên giữ giới


 Gái trai, cờ bạc, rượu ai ơi)


Nếu ta giữ được ngũ Giới, Thập Thiện bên Phật Gia thì quá tốt rồi, vì Ngũ Ác: Sát, Đạo, Dâm, Vọng, Tửu là mặt trái của Ngũ Giới.


Sát: sát sanh


Đạo: Đạo Chích. Đạo thâu (trộm cắp)


Dâm: tà dâm


Vọng: vọng ngữ, nói dối, bịa chuyện, hại người lợi mình v.v….


Tửu: uống rượu.


Ngoài ra không được khi Sư diệt Tổ, chối bỏ nguồn gốc của mình, đừng dùng Pháp Thuật mình biết để hại người lấy tiền, hậu quả cuối đời sẽ thê thảm lắm.  Vài hàng thô thiển, mong các cao nhân bốn phương bổ túc thêm.


Người luyện Huyền Thuật, Thiện thời chi thiểu ác chi đa, xấu nhiều tốt ít, cho nên con sâu làm rầu nồi canh, mang tiếng chung khiến nhân sinh hiểu lầm khoa Huyền Bí này, cứ nghĩ hay nói đến Bùa Ngải thì cho đó là Tà Đạo, đâu có biết đó là do Tham, Sân, Si của mỗi cá nhân mà thôi! Nhiều ông Thầy sẵn phép thuật trong tay, Ấn quyết có thể sai khiến Quỷ Thần, linh lực thì có mà không đè Tâm sân hận của mình, hễ ai nói lời không đẹp hay nói nặng, làm nhục mình là muốn xuống tay ếm người ta, làm dần thành quen, Ma đưa lối Quỷ dẫn đường… 1 ngày nào đó, khi thở hơi cuối cùng, bao nhiêu oan hồn về đòi mạng, khi ấy có niệm Di Đà e là cũng khó cứu vãng vì nghiệp nặng quá!


Lại có nhiều kẻ, không tôn Sư trọng Đạo, mới học võ vẽ vài ba chữ Bùa, dăm câu Thần Chú, thì đã vỗ ngực ta đây, nói Thánh nói Tướng, nào là chư Thiên về dạy trong mơ, hay là xuất sư từ Tà Lơn Thất Sơn, 5 non 7 núi nào đó!, lại cũng có kẻ chính truyền không thọ, chỉ thích học lỏm, nháy theo người khác để loè thiên hạ, sợ phải hạ mình bái Sư, mất mặt hay vì tính nghi kỵ, sợ người Thầy đó khống chế mình v.v…!


Có 1 Bà ở SanJose hành nghề huyền bí này cũng lâu năm rồi, trong 1 dịp tình cờ biết tại hạ, ngỏ ý muốn được chỉ điểm, trợ duyên thêm để tu luyện, muốn tôi cấp cho 1 cái khăn sắc để được chư Thần Binh Thần Tướng theo ủng hộ, làm phép được thêm linh nghiệm, tôi không chối từ hỏi bà ta:


Chị tên họ tuổi ra sao?


Bà ấy ấp úng không nói, lí nhí rằng:


Tới ngày đó cúng vái luôn được không Huynh?


Tui nói:


Ok, tùy chị đi, sao cũng được!


Đến ngày hẹn tui mang ấn khuyết cùng 1 người đệ tử tới nhà bà ấy, hôm đó ngay ngày 16 âm lịch buổi chiều, vào nhà chính điện của bà ta to lớn, thờ phượng không thua 1 cái Chùa, sau khi tui triệu thỉnh, nguyện vái xong và tụng Mông Sơn thí thực cho chư vong xong thì kêu bà ấy đến lãnh sắc, đến lúc tôi đọc lời khấn cho khấn theo, đến cái chỗ tên họ tuổi thì bà ta câm bặt vái thầm trong miệng, thật là buồn cười, tại sao đa số họ biết 1 mà không biết 2, 3? nếu tui muốn hại bả thì đâu cần phải biết tên họ tuổi, mà tại sao phải luôn nghi kỵ như vậy? không có tên họ tuổi thì chư vị Thánh Thần biết ai đâu mà chứng, mà theo?


Trong đời tui học qua nhiều vị Thầy, có 2 vị Thầy tui mang ơn nhiều nhất và luôn tâm niệm đó là Bổn Sư, A Xà Lê Sư của mình, 1 vị ở tại Thất Sơn Châu Đốc người đã khai tâm, truyền Đạo cho tui lúc còn niên thiếu tuổi đời, 1 vị là Thầy SMT mà lúc trước có sinh hoạt bên Thuvienvietnam, khi tui đến gặp Thầy SMT là tui đã gần 10 năm trong nghề, đâu phải là không biết gì? nhưng tui cũng chưa hề đọc chú thủ thân, hay có 1 ý nhỏ nghi kỵ trong đầu, mình cứ hành sự cho quang minh đã, thì Trời Phật Thầy Tổ đâu có bỏ mình? cuối cùng không mấy ngày sau tui đã làm lễ bái Sư, nhận Thầy SMT làm Thầy cho đến giờ. Thật ra người có niềm tin Phật Pháp, nhân quả và cảm thấy mình có từ bi thì nên mới nên học Học Thuật này, nếu không thì đừng vào đường này làm chi cho Quỷ Thần ràng buộc.


Hỏi rằng: Xin thầy cho biết công năng của chú Thái thượng lão quân? và thầy làm ơn cho em biết khi trì chú có cần kiêng cữ ngày nào không? ngày sát chủ trì chú có sao không?


Phàm người tụng Kinh, trì Chú thì cần liên tục mỗi ngày, do đó không kỵ gì cả, nếu kẻ mới bắt đầu thọ trì đọc tụng nếu chọn được ngày tốt khởi công thì càng hay! ngày Sát Chủ chỉ kỵ khai trương, cất nhà mà thôi! chỉ có ngày Sát Sư thì Pháp Sư cữ không làm Pháp Sự. Chú Thái Thượng xài cho tất cả các linh phù của Tiên Gia đều được, vì Ngài là 1 trong Tam Thanh Đạo Tổ.


Phật A Di Đà phiên âm hán việt, danh hiệu của ngài là Vô Lượng Thọ Phật và Vô Lượng Quang Phật (Phật từ chữ Phật Đà phiên âm của Buddha, bỏ chữ “Đà” còn lại chữ Phật cho gọn. Phật hay Bụt cùng một nghĩa, Bụt phiên âm từ pali, bỏ câu sau giữ lạ i âm Bụ t) Niệm danh hiệu của ngài “Namo Vô Lượng Thọ Phật” 1080 biến không ngừng trong 3 ngày. Sau đó bạn tìm đọc các kinh Phật Thuyết với danh hiệu của ngài.


Hỏi rằng: Kính mong thầy Kimcangtri có thể cho biết Thái Thượng Lão Quân là 1 trong Tam Thanh Đạo Tổ vậy còn 2 vị Tiên nữa là vị Tiên nào?


Tam Thanh Đạo Tổ theo thứ tự là:


Nguyên Thủy Thiên Tôn.


Thái Thượng Lão Quân.


Linh Bảo Thiên Tôn.


Đây là Huyền Môn các Học Phái của Trung Hoa, còn Việt Nam ta các Môn Phái như Lỗ Ban, Thất Sơn, Vạn Thiên Giới Linh v.v… thì thường xưng thỉnh Tam Vị Thánh Tổ, theo thứ tự như sau:


Nguyên Thủy Thiên Tôn.


Thái Thượng Lão Quân.


Cửu Thiên Huyền Nữ.


Hỏi rằng: Chưa biết gì về Bùa Ngãi có thể vẽ Bùa, niệm Chú được không?


Thiết nghĩ những ai đã từng Quy Y Tam Bảo dù ở Tông Phái cũng có thể Trì Niệm Thần Chú Nam Tông cả, bởi vì Vạn Pháp đều là Phật Pháp, huống hồ gì Nam Bắc vốn cũng 1 nguồn. Do đó Vị nào chưa Quy Y thì nên Quy y với các Vị Tăng Sĩ thực sự có Pháp Danh sẽ trì niệm được Linh ứng, Phật lực gia trì rất hữu hiệu, còn về bên Tiên Gia như Bùa Lỗ Ban, Vạn Pháp Tiên Thiên, Mao Sơn, Côn Luân phái, Vạn Thiên Giới Linh v.v… thiển nghĩ nên có Sư Phụ điểm Đạo chứng minh cho Quý Vị thì hay hơn! Vì bên Tiên Thuật có qui tắc của Tiên Gia, hơn nữa Pháp Thuật đa phần bí ẩn bí truyền ít phổ cập trong thế gian như Pháp Phật, nếu làm đại tự mình lập Đàn kết Ấn e sẽ phạm đến Quỷ Thần, cấm kỵ mà không biết chắc chắn sẽ không được lợi lạc.


Hỏi rằng: nghe mấy người bạn nói chuyện về huyền bí và trong dó có nhắc tới bùa Năm Ông hay Nam Ông gì dó không biết là loại bùa gì cho nên kính mong thầy giành thời gian chỉ rõ thêm bùa Nam Ông là bùa gì.


Năm Ông là danh gọi theo tiếng Nôm của người Việt mình, thật ra Bùa Năm Ông có nhiều đẳng cấp, môn phái lắm! trên thì có Pháp Ngũ Phương Phật của Mật Tông Nam Tông (Thái, Lào, Miên, Miến Điện v.v…), kế là Ngũ Tổ Lỗ Ban tức Ngũ Lão: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế, dân gian nước mình còn gọi là phái Năm Ông Lửa (tại hạ cũng chẳng biết tại sao có tên như vậy).


Dưới còn có Năm Ông Ngũ Thánh là: Quan Thánh Đế Quân, Vương Quan Thiên Quân, Trương Tiên Đại Đế, Châu Thương Tướng Quân và Quan Bình Thánh Tử do Ngọc Hoàng tứ ngã danh Ngủ Thánh Quân (Ngọc Hoàng phong cho danh vị Ngũ Thánh).


Kế tiếp còn có Ngũ Tổ Thần Hổ (Ngũ Hổ Thần Tướng) gồm Bạch Hổ, Hắc Hổ, Huỳnh Hổ, Xích Hổ, Thanh Hổ do Bạch Hổ Thần lớn nhất trấn giữa Đàn, chân phải đạp Ấn Lịnh 2 bên và phía sau là kiếm và kỳ lịnh, 4 vị kia toạ trấn 4 phương Đông Tây Nam Bắc.


Ngoài ra còn rất nhiều Đàn Pháp khác liên quan tới con số 5, ví dụ như Ngũ Công Vương Phật, Ngũ Sơn Bồ Tát, Ngũ Lôi Thần Tướng, Ngũ Hành Thánh Mẫu, Ngũ Lộ Tài Thần, Ngũ Quỷ Hỗn Thiên v.v…. nếu Pháp Sư, Thuật Sĩ đã tu luyện qua tuần tự các Pháp nói trên khi cần thiết triệu thỉnh thi Pháp chỉ cần niệm : NAM MÔ NGŨ NGŨ MINH LINH THIÊN ĐỊA LAI TRỢ NGÃ! Là tất cả các Pháp Ngũ đều hội về ứng trợ.


Hỏi rằng: Bùa Chú qua Mỹ khác Địa Giới thì sao còn linh nghiệm? Còn ứng nghiệm không v.v…?


Xin trả lời rằng: Vạn vật trong thế gian này không ngoài vận trình của Âm Dương Ngũ Hành! Nơi nào mà có Ngũ Hành, Tứ Đại thì đều dùng Bùa Phép được cả, ví dụ Ông Thầy ở Việt Nam cấp cho 1 lá Bùa dùng ở Việt Nam rất tốt nhưng khi qua Mỹ hay Châu Âu không còn linh nghiệm, cái đó đúng. Vì khi qua Quốc Gia khác là Địa giới khác, Binh Tướng ông Thầy ở Việt Nam đó làm sao qua Đại Hải được mà độ cho người đó? Còn khi một Ông Thầy ở Mỹ cấp Phép cho 1 người ở Mỹ thì đương nhiên là linh nghiệm rồi! Vì ông này ở Mỹ luyện Phép bên Mỹ thì chư Thần Linh, Binh Tướng cũng thuộc phạm vi Địa Giới bên Mỹ.


Còn như có kẻ không hiểu biết lại nói: Bùa Phép này của Việt Nam bên đó khác Địa giới làm gì có chư Thần mà xài Bùa? Nói như vậy thì thật là kém hiểu biết lắm thưa Quý Vị! Đơn cử 1 câu Chú Lịnh triệu của Ngũ Hành Thánh Mẫu thôi:


KIM THẦN TƯỚNG, THỦY THẦN TƯỚNG, MỘC THẦN TƯỚNG, HỎA THẦN TƯỚNG, THỔ THẦN TƯỚNG KHIỂN VẠN VẠN HÙNG BINH, TRÙNG TRÙNG ĐIỆP ĐIỆP, THIÊN THIÊN BIẾN BIẾN, VẠN VẠN HÓA HÓA, THỰƠNG HẠ CÀN KHÔN, NỘI NGOẠI CÀN KHÔN, VŨ TRỤ CÀN KHÔN v.v…


Ngay cả nội ngoại Càn Khôn còn không ngăn ngại thì có ăn thua gì 20 tiếng đồng hồ máy bay từ VN qua Mỹ hay Châu Âu? Và đây chỉ là mới nói sắc lịnh Ngũ Hành Nương Nương thôi đó, nếu dùng Sắc Tam thiên, Phật Tổ v.v… lớn hơn, cao hơn nữa thì làm sao? Đương nhiên là không hề có trở ngại gì hết về Phù Thuật linh ứng đối với đất địa, Quốc Gia! Trở ngại chỉ có là chỗ mình có được chánh truyền đủ Sắc Ấn để điều binh khiển Tướng, sử dụng Bùa Phép hay không mà thôi! Như tại hạ ở Mỹ nhiều năm rồi, xài phép cũng như khi ở VN hay Thái và Miên thôi, đâu hề sút giảm chút nào.


Do đó mong Quý Vị đừng vì những lời mê vọng của 1 vài cá nhân mà mất tự tin khi tu luyện bước đầu sẻ giảm đi năng lực đáng kể.


Hỏi rằng:


1) Những linh phù này nhìn vào rất khó vẽ, và phức tạp, nếu lỡ mà vẽ thiếu nét, thiếu chữ thì có còn linh nghiệm không?


2) Linh phù có cần vẽ trên giấy vàng, mực đỏ không? (như là thường thấy trong phim kiếm hiệp)


3) Nếu mình dùng máy in, để in thì có được không? Nếu vẽ Phù thiếu những nét phụ cũng không ảnh hưởng nhiều, chỉ cần tâm lực tập trung , tín lực sâu dầy là hiệu nghiệm nhiều.  Vẽ trên giấy vàng hoặc trắng hay đỏ cũng được, mực đỏ hay đen cũng không cấm kỵ gì!


Quy tắc vẽ Bùa thì đương nhiên theo tuần tự Thượng Hạ Tả Hữu, có nghĩa là vẽ nét trên rồi mới tới nét dưới, nét trái rồi mới tới nét phải v.v… và cũng không nhất thiết phải đọc 7 biến gì như có bạn nói đâu, các loại Thần Chú thì nên đọc rơi vào số lẻ thì sẽ linh nghiệm thôi, ví dụ như: 1, 3, 5, 7, 9, 21 lần đều hay, đó là Tiểu Chu Thiên, còn những Đàn Tràng, Công Phu dài hạn thì đọc, 36, 72, 108, 500 biến (lần) v.v… mỗi ngày, đó là Đại Chu Thiên vậy!


Nếu dùng máy in Photo ra cũng được, nhưng phải qua giai đoạn làm cho Phù được linh, vì khi mình vẽ tay là Thần, Khí tập trung niệm chú phóng bút vẽ tự thân lá phù nó đã linh nghiệm khi ấy, còn Photo phù thì phải để trên Đạo Tràng (bàn thờ) sau khi đã tẩy uế, lấy 1 cái đĩa sạch úp lên trên đó đặt lên cắm 1 ngọn đèn cầy và đốt mỗi khi công phu, thì công năng, linh điển của Thần Chú bao nhiêu khi mình trì sẽ dẫn nhập vô phù đó hết.


Hỏi rằng: Phù chép ở đây có thể in ra xử dụng dược không, bị bịnh nghiền cờ bạc thì mình nên làm sao?


Bạn hãy Photo Linh Phù đó ra làm 3 tấm, tắm gội sạch sẽ rồi trước Tôn Tượng Tam Bảo hay Quán Âm cũng được, khấn nguyện, bày tỏ sự việc mình cầu v.v… nói rỏ tên họ tuổi đương sự v.v…. lấy 1 cái đĩa sạch úp lên 3 lá Phù đã đặt trên bàn thờ, cắm lên trên đáy đĩa (đã được ngữa lên) 1 cây đèn cầy đỏ đốt lên và trì tụng Đại Bi Chú (hay Chuẩn Đề…) 21 lần, làm 3 ngày như vậy, sau đó ghi tên họ tuổi của người đó vô dưới 3 lá Linh Phù, 1 lá xếp dằn dưới lư hương (bát nhang) Cửu Huyền Thất Tổ (không có thì để bàn vị nào mình thờ trong nhà cũng được, 1 lá bỏ vô trong gối nằm của người đó may lại (đừng cho họ biết, còn 1 lá Bạn có thể đưa cho họ và nói thác đi là Bùa may mắn cho anh (chị) gì đó v.v… xét ra nói như vậy thì Bạn cũng đâu có phạm Vọng Ngữ giới có phải không? Nhớ trước khi khởi sự làm nên Hoa Quả, Tịnh Thủy, Hương Đăng dâng cúng.


Hỏi rằng: Thầy cho biết bút để vẽ phù là loại bút gì, mua ở đâu? nếu là bút thường vẽ phù được không?


Vẽ bút nào cũng được cả, cần nhất là tẩy uế cho sạch trước khi dùng, đọc OM RAM XOÁ HA 7 lần thổi vô bút sau đó đọc câu Sắc Bút Chú sau đây 3 lần thổi vô:  CƯ THÂN NGŨ LÔI THẦN TƯỚNG, ĐIỄN CHƯỚC QUANG HOA NẠP, NHỨT TẮC BẢO THÂN MẠNG, TÁI TẮC PHƯỢC QUỶ PHỘC TÀ, NHỨT THIẾT TỬ HOẠT DIỆT ĐẠO NGÃ TRƯỜNG SINH CẤP CẤP NHƯ LUẬT LỊNH.


Hỏi rằng: Khi vẽ bùa tại sao dùng chữ đỏ, giấy vàng? Những dòng móc tròn có ý nghĩa gì không? Những chữ bùa phát xuất từ đâu?


Vẽ Bùa không nhất thiết phải vẽ trên giấy vàng và bằng mực đỏ đâu! có khi là giấy vàng mực đen, giấy đỏ mực đen, giấy trắng mực đỏ v.v… tuỳ loại bùa mà vẽ giấy gì, mực gì thôi, đó là cách Bố Quang Linh Phù! thông thường màu vàng là hành Thổ (trung ương) nên dùng đó làm màu căn bản, khi làm bùa ăn nói, thương mến v.v… Đạo Sĩ sẻ dùng mực màu đỏ vẽ lên giấy vàng (màu đỏ thuộc Hỏa tương sanh với màu vàng, Đỏ còn là màu của Kính Ái Quang), ví dụ khi cấp bùa cầu Tài thì dùng mực đen vẽ trên giấy đỏ, lấy tượng “dĩ ngã khắc giả vi Tài” vì màu đen (Thủy) khắc đỏ (Hỏa), khắc xuất coi như có Tài vậy!


Những móc, khoen tròn, xoắn v.v… đó là nét Điển của Chư Vị chủ tể Linh Phù đó, mỗi vị đều có Chủng Tử, Linh Phù tượng trưng cho mình, như Logal của thế gian vậy thôi! ký hiệu của Mercedes khác với Lexus, Toyota, tuy nhiên xe thì chiếc nào cũng chạy bằng xăng, có 4 bánh, thảng hoặc mới có 1 chiếc chạy Diesel thôi! đời mới thì chiếc nào cũng có máy lạnh mát rượi mà!


Bùa phép không chỉ có khi bắt đầu có sự sống ở Ta Bà này đâu, ở Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới khác đều có, Bạn kiếm cuốn Neccronomicon đọc đi, có chỉ luyện phép ngoại Tinh Cầu đó, và có nói về sự hiện hữu của họ!


PHƯƠNG THỨC BỐ QUANG KHI DỤNG PHÙ:

Khi làm những Pháp Tăng Ích: cầu tài, thương mãi, đòi nợ, mượn tiền v.v… thì quán Linh Phù và Đàn Pháp sắc vàng (màu Hoàng Kim)


Khi làm những Pháp Tức Tai: ngăn ngừa tai nạn, hộ mệnh, giải ngục tù, giải kết v.v… quán linh phù và Đàn Pháp sắc trắng.


Khi làm những Pháp Kính Ái: cảm tình, hòa hiệp, thương mến v.v… quán linh phù và Đàn Pháp sắc đỏ.


Khi làm những Pháp hàng phục: điều khiển, nhiếp phục đối phương quán linh phù và Đàn Pháp sắc lam sậm.


Còn 1 quang sắc sát phạt như: truy hồn, sanh cuồng, Tử Sát yểm, xin miễn bàn nơi đây.


Hỏi rằng:


1. Khi ta không muốn dùng bùa trấn trạch nữa thì đem đốt đi. Có phải là trong khi đốt bùa phải vái 3 cái và trong khi vái phải nhẩm câu “Tống thần” 3 lần? Nếu trường hợp bùa bị hỏng (ướt, rách…) không thể dùng, đốt được nữa thì có hại gì không?


2. Bùa trấn trạch thường được dùng trong các trường hợp nào (nhà ở không yên,… nhà bình thường có thể dùng được không)?


3. Bùa hộ thân mà không muốn dùng nữa thì có thể đốt theo cách trên được không? nếu để mất mát thì người giữ bùa có sao không? Thầy ạ! có một trường hợp dùng bùa hộ thân, để trong áo, khi giặt vô tình đã làm nát và vứt đi (thật tội…), không còn để mà đốt nữa.


Bùa khi đốt rồi mới vái Tống Thần. Trấn trạch là trừ các lực ác xạ xấu, làm gia đạo bình yên, cũng có khi trừ hướng sai mệnh trạch của mình. Khi bị rách v.v… cũng nên đốt đi. Bùa trấn trạch dán thì tốt thêm cho nhà thôi, không có cấm kỵ gì!


Tóm lại : Tất cả những linh phù không xài nữa thì đốt đi, không nên bỏ bậy, hoặc đem trả lại ông Thầy đã cho mình. Nếu như linh Phù đã ướt nát, thì chỉ cần niệm câu kệ như sau 3 lần:


Giải kết , giải kết giải oan kết


Giải liễu đa sanh oan hòa nghiệp


Tẩy tâm địch lự phát kiền thành


Đệ Tử khẩn cầu Phù tống giải (3 lần)


Om Ma Ni Pad Mê Hùm (21 lần)


Hỏi rằng: Cháu có thể in linh phù cầu tài ra rồi dùng được không có cần phải làm những gì khác nữa không hay chỉ cần dán vào bàn thờ…


Sau khi đã in ra các linh phù, em nên thao tác như đọc những Thần Chú: Sắc Thủy, và Án Đông Phương Thanh Đế Thái Thượng Lảo Quân v.v… 3 lần thổi vô lá Bùa, nói chung là dùng ý niệm, tập trung, ha thiết khẩn cầu… đốt hương đăng, hoa quả, rượu trắng 3 chung, gạo muốn 1 đĩa, bắp rang 1 đĩa mời Thần Thánh giáng lâm, bản thân mình nên tắm rửa sạch sẽ, trước đó 1 ngày xin đừng làm việc phòng sự (trai gái). Thành tâm như vậy, đủ phép tắc như vậy Thần nào không cảm, Thánh nào không ứng?


Hỏi rằng: Hôm trước em có qua chỗ làm ăn của anh bạn chơi. Thấy chỗ này địa thế tạm là đẹp nhưng sao ế ẩm quá. Hỏi ra mới biết là khi động thổ xây dựng, dưới nhà có 03 ngôi mộ, họ đã di đi chỗ khác, làm lễ đầy đủ, nhưng hình như không ăn thua gì? Hình như vẫn còn “Vong” ở đó thì phải. Xin hỏi thầy trong trường hợp này phải làm thế nào để thuận cả việc đời và việc đạo?


(cửa hàng của anh bạn thân. Dựng lại trên đất của người Hoa cũ. Nghe nói trước đây đã nhờ một người (có khả năng giao tiếp với người âm) đến giúp, người này có nói rõ họ tên những người trong ngôi mộ này, họ đều là người Hoa đã được an táng tại đây. Mộ của họ đã được di đi, nhưng vong họ không muốn đi vẫn ở đây).


Trong trường hợp Bạn kể nên dùng 1 cái chén sạch múc 1 chén nước sạch, tay trái kiết ấn Bảo Thủ (đầu ngón giửa và ngón áp út cong vô đụng lòng bàn tay 3 ngón cái, trỏ, út xòe ra) đở cái chén, tay phải kiết ấn Kiết Tường (ngón cái bắt ngay đầu ngón áp út cong lại, 3 ngón kia thẳng ra) chỉ vô chén niệm chú Chuẩn Đề 21 lần thổi vô chén nước rồi búng ấn Kiết Tường vô chén, tán sái (rảy) 4 phương, các nơi trong nhà, sau đó in phần kinh văn (Phạn Tự) của chú này cũng bắt ấn Kiết Tường niệm chú thổi vô nhiều lá, đem dán trên các cửa cái và cửa sổ sẻ hết ngay, nhà mới nhập trạch cũng làm như thế.



GHI CHÚ Bạn chỉ cần niệm phần Tổng Chú thôi không cần đọc nguyên bài. Xin đọc phiên âm ra như sau: Om cha lê chu lê Chuôl Đê xoá ha brum. Hoặc: Án chiếc lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha Bộ Lâm.


Bạn chưa phải cấp Sư, cũng không nên làm nhiều cho người khác, nơi đây chúng tôi chỉ vẽ ra phương pháp để khi rơi vào trường hợp cá nhân mình khi không biết nhờ ai thì bạn làm hoặc cho người thân mình thôi, dĩ nhiên những Bộ Chú lớn thì oai lực sẽ có ít nhiều chấn động trong linh giới thôi (tùy công lực gia trì của mình nữa), tuy nhiên bạn đừng lo, trước tiên tác Pháp bạn nên làm một lễ cúng cho cô bác, khuất mặt nơi đó, đại khái như 12 chén cháo, bánh kẹo, nhang đèn, gạo muối, giấy tiền vàng bạc, cúng chay càng tốt, thỉnh vong tụng biến thực, biến thủy chơn ngôn v.v… (Mông Sơn thí thực Pháp trong nghi thức tụng niệm của Phật Giáo cũng được, khoảng sau 3 giờ chiều trở đi đến 6 giờ cúng Vong thì thích hạp), tác bạch (trình bày lý do v.v…), tụng Vãng Sanh Chú cho họ, sau đó thì làm không sao cả.


Như vậy bạn nên trì Tỳ Lô Giá Na Chú sẽ thích hợp hóa giải các phần vong oan gia, ác nghịch nơi đó!


Hỏi rằng: Khi viết linh phù, cứ hết hơi liên tục không biết có ảnh hưởng gì không ạ? mà thầy ơi, gạo, muối cúng xong lại quên mất không rải xung quanh nhà thì có làm sao không ạ? Khi làm xong rồi mỗi ngày có phải đọc chú nữa không ạ? nếu đọc thì đọc chú nào ạ?


Khi vẽ linh phù nếu nét ngắn thì nín hơi phóng bút vẽ 1 mạch cho hết, nếu như linh phù nhiều nét dài quá thì có thể lấy hơi nhiều lần để vẽ, nhưng khi đang vẽ thì không nên thở, gạo muối bạn chỉ cần rải trước nhà là được, lỡ quên cũng không sao, khi đã làm xong mỗi ngày vẫn đọc Chú càng tốt.


Hỏi rằng: nếu có những đêm mà mình uống vài chai bia hay là quá chén 1 chút mà sáng ra mà mình đọc những Thần Chú như vậy không biết có ảnh hưởng gì không? Hay là luyện những bùa chú này phải từ bỏ bia rượu?


Uống vài chai Beer hôm trước thì không ảnh hưởng gì đến công phu của hôm sau đâu, tuy nhiên nếu chất men dùng thường mỗi ngày sẽ làm tản thần, giảm tập trung của não bộ khi tu trì. Luyện bùa chú không cần phải từ bỏ beer, rượu, đừng uống say xỉn hoài thì OK.


Hỏi rằng: Xin thầy giúp học trò kiến giải về phép Lục và hồng danh của 36 vị Lục Tổ, giữa phép Lục của 36 vị Lục Tổ và Lỗ Ban có liên hệ với nhau không? Hay phép Lục là một pháp môn riêng biệt. Nếu có thể xin Thầy nói thêm đôi điều về phép thuật cũng như sở trường của 1 số môn phái huyền thuật phổ biến để học trò mở rộng hiểu biết.


Hồng Danh 36 vị Lục Tổ được đọc bằng cổ ngữ Pali, đây là Pháp khởi thủy được truyền từ Ấn Độ qua Thái, Miên, Lào v.v… các nước theo Phật Giáo Nam Tông, đẳng cấp của họ có vị là Bồ Tát, La Hán, có vị là cõi Trời Phạm Thiên, vì người Miên kêu tiếng Lục tức là Thầy, nên người Việt mình kêu theo là Lục Tổ từ đó!


Ví dụ như môn phái Mẹ Sanh ở Việt Nam hay học, Phái thờ 1 bà Tiên đứng trên đầu con cá sấu, tay phải kiết Ấn! câu chú rất giống kinh chú Pa Li Nam Tông, vì sao? đó là vì phái này do 1 vị Thiên Nữ truyền ở Ấn Độ cũng khoảng thời Thế Tôn tại thế, nên có sự trùng hợp về âm của và họ hay bỏ dấu sắc thành dấu huyền Chú, nhưng có khác 1 vài điểm mà dân trong nghề có nghiên cứu kỹ mới biết, ví dụ chữ Sắc Lịnh tức Ê HÍ thì phái Mẹ Sanh hay đọc là Ề Hế, chữ CẤP CẤP tức MẶC MẶC thì họ hay đọc MẸC MẸC, và giọng đọc hay bỏ dấu sắc thành dấu huyền, ví dụ Pali Nam Tông đọc: Ế TẾ BẾ SO PHẮC CA QUA Ắ RẶC HĂNG. Phái Mẹ Sanh sẽ đọc là: Ể TỂ BỀ SÔ PHÉC CA QUIA Ắ RẶC HĂNG v.v… Do đó có người học 1 bên thôi thì cứ tưởng là Chú Pali là của phái Mẹ Sanh.


Tam Thập Lục Tổ Lỗ Ban thì hoàn toàn không có liên quan đến 36 Vị Lục Tổ, khởi nguồn từ Tam Vị Thánh Tổ tức: Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Cửu Thiên Huyền Nữ Dẫn Đạo truyền bá nhiều đời, nhiều vị Tổ Sư trong dòng Pháp đắc Đạo thành con số Tam Thập Lục như “nhất hoa khai ngũ diệp” bên Thiền Tông do Đạt Ma Tổ Sư truyền ra đến đời của Huệ Năng Lục Tổ vậy thôi!


Hỏi rằng: tôi không biết Thần Quyền thuộc về môn phái nào? Sự thắc mắc này nằm trong đầu tôi lâu lắm rồi. Nhờ bác chỉ dẫn dùm về kiến thức đó.


Thần Quyền còn được gọi là Võ Tổ, Phật Quyền, Thần võ Đạo v.v… nhưng tựu chung cũng là cấp Thần mà thôi! thường kẻ mới nhập môn thì được ông Thầy dùng nhang khoán Bùa thổi trên đỉnh đầu, tam tinh (trán) 2 bên 2 lỗ tai, trước ngực sau lưng, 2 cánh tay, rồi cho môn sinh đó uống 1 ly nước Bùa có cấp vị Tổ võ nào đó theo hộ từ đó, và để cho tân môn sinh đó kêu, luyện mỗi ngày cho tới thành thục rồi sẽ luyện môn khác! Sau khi uống xong ly nước phép đó rồi ông Thầy đó sẽ cho đệ tử ấy đứng chấp 2 tay lại hoặc 2 tay cầm 2 cây nhang giăng ngang thẳng ra và đọc câu thần chú để xuất quyền, đọc liên tục, đọc đến khi nào người đệ tử thấy người mình chuyển khác lạ thì nương theo đó mà luyện, có người lên mạnh, người lên yếu, người chậm người nhanh tùy căn cơ, và xác “nặng, nhẹ”, đặc điểm của Thần Quyền là bị đánh không đau, sức mạnh phi phàm, ra đòn nhanh lẹ và dũng mãnh không sợ đao kiếm, roi côn v.v… tay không đỡ dao, gậy, chém không đứt, đâm không lủng.


Cấm kỵ của Thần Quyền cũng nhiều cái khác nhau giữa các môn phái, tuy nhiên những điều cơ bản chung là:


Không Phản Tổ, phản Thầy


Không tửu sắc, tà dâm


Không tham lam, trộm cắp


Không cậy mạnh hiếp yếu


Không ăn chó, trâu, mèo, khỉ, cá gáy.


Nếu phạm thì sẽ bị Tổ hành, vật, bắt ăn miếng chai, ngâm mình dưới sông, leo lên tuột xuống 1 cây dừa, cây đa cao nào đó v.v… trầy xát cả mình mẩy, khi đó phải có những người trong Môn Đạo đến đọc Chú đốt nhang xin giải thì mới hết!


Thần Quyền lên nhập xác có thể đánh Hầu quyền, Long quyền, Hổ quyền, Ưng quyền v.v… nói chung là thập bát ban võ nghệ cùng các thứ binh khí (chỉ có phi đao tui chưa có dịp thấy qua), có kẻ khi Thần về nhập xác phi thân nhảy lên nóc nhà 4, 5 thước như chơi, khi đi bài quyền chuyển tấn, dậm tấn nghe rầm rầm rúng động cả mặt đất, sức mạnh dữ lắm, mắt của kẻ Thần nhập xuất quyền lúc đó đứng tròng, đồng tử không đảo, không liếc ngang dọc chỉ nhìn thẳng, nhưng rất tinh tế không hề ngả, đụng bất kỳ chướng ngại đồ vật nào xung quanh! Người luyện Võ Thần thì thường có luyện luôn môn Gồng, những người học các môn này thường thì rất hiền, và không bao giờ ra tay đánh người trước (trừ những kẻ “ba mớ” ngựa non háu đá), chỉ để hộ thân và làm việc nghĩa cứu khổn phò nguy giúp bá tánh mà thôi, những người luyện lâu môn này cũng có thể biết thêm các thứ: chữa bệnh, mở ếm, gở thư, trừ tà v.v… gọi là nghề văn nghiệp võ theo tiếng bình dân của họ! Sau đây là bài chú xuất quyền của Vạn Thiên Giới Linh Thần Quyền:


NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (12 lần)


NAM MÔ BÁT VƯƠNG PHẬT (9 lần)


NAM MÔ SƯ TỔ HỘI VẠN THIÊN GIỚI LINH (9 lần)


NAM MÔ SƯ PHỤ HỘI VẠN PHÁP TÔN LINH (7 lần)


NAM MÔ ĐẠI HÙNG LỰC CHÍ NGUYỆN ĐỘ TÂM LINH (3 lần )


Độ đệ tử…. tên họ tuổi…. Thần Quyền vô địch, thần cước vô song, để đệ tử phò trì chánh Đạo.


Sau đó đọc liên tục 2 chữ: ẶC RIN.


Hỏi rằng:


Võ thần quyền có nhiều môn phái, vậy khi học nhiều môn phái của thần quyền có bị chọi gì hay không?


Vì môn phái khác nhau nên thần cũng khác nhau, do đó không biết các vị thần có chống khắc nhau hay không?


Nếu chống khắc thì bị tác hại gì?


Không hề có chuyện bị chống, khắc khi 1 đệ tử học 3, 4 môn phái hay nhiều hơn cũng vậy! suy theo lý thông thường của thế gian thì còn biết Nhân, Nghĩa, Lể, Trí, Tín mà, huống hồ chư Thần họ là cõi giới cao hơn? như bản thân tại hạ xưa nay, trong Pháp Đàn thờ chung khăn ấn các phái: Lỗ Ban, Mao Sơn, Chà, Ngũ Phương Phật, Mọi, Xiêm, Vạn Thiên phái cũng đâu có sao? đâu thấy gì chống khắc gì? vì vậy tui tin chắc là không hề có chuyện đó vậy!


Hỏi rằng: có phải cách dùng phù nào cũng như nhau (procedure) hay mỗi phù là mộ t cách chú nguyện khác nhau? Thí dụ phù cầu tài hay phù bình an gia đạo chẳng hạn? và có một giới hạn nào hay không? chẳng hạn như đâu phải lúc nào và người nào cũng được?


Dụng Phù thì đa dạng, biến hóa lắm, cũng tùy căn cơ, trình độ của mỗi người, cái căn bản là trước tiên nên thành kính, phụng thỉnh, tác bạch (nói lý do ra v.v…), đại lễ bái, Tam Quy Y, sau đó thì niệm Chú Chánh của Phù, ví dụ dùng cầu Tài thì niệm Chú Tăng Ích, cầu Tài, cầu bình an thì niệm Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Chú v.v.., Đại Bi Chú là Tổng Nhiếp các Bộ Chú và là Bi Tâm nguyện lực của Chư Phật nên lấy đó làm căn bản để dùng vào các việc Chánh Đạo cứu độ vậy!


Hỏi rằng: làm sao mình biết người khác bị dính bùa không?


Người bị bỏ Bùa dễ biết lắm, tính tình hay cáu gắt hơn xưa, cặp mắt đỏ ngầu nhiều lần trong ngày, đôi khi ngồi ngó mông lung như kẻ thẫn thờ, nếu bị nặng lâu ngày có thể nói lảm nhảm 1 mình, thường hành động theo ý mình không “care” đến những hệ lụy, khuôn mẫu gia đình hay xã hội quanh mình, ví dụ 3, 4 giờ sáng thích là lấy xe chạy ra ngoài vòng vòng vậy hay có thể ca hát nghêu ngao chốn đông người, phóng uế v.v…


Người học Bùa Miên mà cử thịt bò thì không phải phép Phật đâu, có thể là Bà La Môn Phù Phép được truyền vào Phù Nam Quốc xưa kia, đi ngược thụt lùi xuống cầu thang chỉ là 1 sự kiêng cử trong môn phái của họ thôi, ví dụ người Hồi Giáo khi đi vô nhà vệ sinh luôn luôn bước chân trái vô trước, khi đi ra phải bước chân phải v.v…


Hỏi rằng:


1) Dùng giấy và mực màu gì để vẽ phù ?


2) Nghi lễ cúng tế, vật dụng cúng tế, kiên cử, những câu chú để tụng niệm…?


3) Ngày giờ, nơi, hướng quay mặt để cúng tế…?


Tất cả các Linh Phù mà Huynh hỏi có thể vẽ bằng mực đen hoặc đỏ trên giấy vàng, tế lễ gồm:


Hoa, quả (5 thứ trừ cam, ổi, khế),


3 chung nước lạnh (Tinh),


3 chung rượu trắng (Vodka , Gin ok , tượng trưng Khí),


3 chung trà (Thần).


đốt 3 đèn cầy, 3 cây nhang, 1 dĩa bắp rang, 1 dĩa gạo muối,


Có thể làm vào 3 thời Tý, Ngọ, Mẹo (bỏ Dậu thời vì đó là giờ âm không có linh khí nhiều), tất cả nên theo trình tự sau đây:


Đốt 3 cây nhang chấp trước trán định tâm niệm Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn 7 lần :


Om Ram Xóa Ha.


Tịnh Tam Nghiệp Chân Ngôn 3 lần:


Om xoa pha va , súd đa sạt va đạt ma xoa pha va súd đa hàm.


An Thiên Địa Chơn Ngôn 7 lần:


Na mắc sa măn tá búd đa năm , Om đu ru đu ru , đi ri đi ri pơ rít thi vi dê xoá ha. (tại hạ đã phiên âm theo cách đọc Việt ngữ)


Niệm hương:


Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)


Nam mô hách hách âm dương, nhựt xuất đông phương, vạn sự thần pháp kiết tường, hộ thần đệ tử thủ chấp phân` hương họa linh phù Tiên Sư, Tổ Sư chứng giám.


Án Thiên linh linh, Án Địa linh linh ngã linh thần phù lai ứng nghiệm.


Án Thiên viên Địa phương thập nhị công chương thần phù đáo thử trừ tà ma quỷ mị bất đáo vãng lai, trừ bá bịnh trừ tai ương.


Nam mô Phật Tổ Minh Dương Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).


(Cắm nhang lên lể 3 lể)


Sau đó mới triệu TRUNG ĐÀN NGUYÊN SOÁI GIÁNG LÂM:


Bái thỉnh trung đàn đại nguyên suất, thống lĩnh thiên binh du thế giới, kim sang đả khai thiên môn khai, tú cầu phê xuất ngũ phương hải, ngũ hải long vương thân khan kiến, mộc sất thái vu hạ kim giai, lôi công phích lịch kim sang hưởng, phi sa tẩu thạch động môn khai, trận trung thu trảm yêu long binh, trị bệnh tiêu tai cứu vạn dân, ngũ tuế lang quân điều bắc đẩu, bách vạn quân binh tứ biên bài, thiên phát ngũ lôi địa phát tướng, tiếp dẫn đàn trung triển oai linh, đệ tiểu nhất tâm tam bái thỉnh, na sất thái tử giáng lai lâm.


Chú Kim Quang:


Thiên địa huyền tông. Vạn khí bản căn. Quảng tu ức kiếp. Chứng ngô thần thông.


Tam giới nội ngoại. Duy đạo độc tôn. Thể hữu kim quang. Phúc ánh ngô thân.


Thị chi bất kiến. Thính chi bất văn. Bao la thiên địa. Dưỡng dục quần sinh.  Tụng trì vạn biến. Thân hữu quang minh. Tam giới thị vệ. Ngũ đế tứ nghênh.  Vạn thần triều lễ . Dịch sử lôi đình. Quỷ yêu táng đảm. Tinh quái vong hình.  Nội hữu phích lịch. Lôi thần ẩn danh. Động tuệ giao triệt. Ngũ khí đằng đằng.  Kim quang tốc hiện. Phúc hộ chân nhân.


Chú Phát Hào Quang


Bản sư phát hào quang, tổ sư phát hào quang, thất tổ tiên sư phát hào quang, tiên đồng ngọc nữ phát hào quang, phát khởi hào quang viêm viêm quang, phát khởi hào quang chiếu phân minh, nhất hiện hào quang thân lai hiện, nhị hiện hào quang thân lai kiến, tam hiện hào quang thấu thăng yêu, thần binh hỏa cấp như luật lệnh. Cấp cấp như luật lệnh.


Mỗi bài 3 lần hoặc 7 lần, rồi tác bạch, cầu xin lý do để vẻ phù v.v…)


Sau đó mới niệm Chú Sắc Thủy


Thử Thủy Phi Phàm Thủy


Nhất Điểm Tại Nghiêm Trung


Vân Vũ Tu Tẩn Chí


Bệnh Giả Thôn Chi


Bách Quỷ Tiêu Trừ


Tà Quỷ Phấn Đoái


Cấp Cấp Như Luật Lịnh (3 lần)


Sắc Chỉ


Chú Bắc Đế Sắc Ngô Chỉ


Thư Phù Đả Tà Quỷ


Cảm Hửu Bất Phục Giả


Áp Phó Phong Đô Thành


Cấp Cấp Như Luật Lịnh (3 lần)


Niệm Thần Bút


Cư Thân Ngũ Lôi Thần Tướng


Điển Chước Hoang Hoa Nạp


Nhất Tắc Bảo Thân Mạng


Tái Tắc Phược Quỷ Phộc Tà


Nhất Thiết Tử Hoạt Nhiệt Đạo Ngã Trường Sinh


Cấp Cấp Như Luật Lịnh (3 lần)


Chú Thần Mực


Ngọc đế có lệnh


Thần mực linh thiêng


Hình thư mây ráng


Bày trên Cửu tinh


Thần mực giáng lâm


Sấm sét tập hợp


Cấp cấp như luật lệnh


Chú Hạ Bút


Thiên viên địa phương


luật lệnh 9 chương


nay ta hạ bút,


vạn quỷ phục tàng


Cấp cấp như luật lệnh


v.v…, sau đó thì mới vẽ Phù, nhớ nín hơi khi vẽ.


Sau cũng đọc câu này 3 lần thổi vô lá phù đã vẽ thì mới thành Linh Phù được:


ÁN THIÊN LINH, ĐỊA LINH. NHƠN LINH  THÁNH LINH, THẦN LINH, PHÙ LINH, PHÁP LINH, THẦN KHẨU XUẤT NIỆM CHƠN NGÔN THẦN CHÚ LINH, CẤP CẤP NHƯ LUẬT LỊNH.


Sau cùng thì đọc Phụng Tống 1 lần, đảnh lễ 3 lạy.


Nếu làm vào giờ Tý thì xoay mặt Tây, giờ Mão, Ngọ ban ngày thì xoay mặt hướng Đông.


Kiêng không ăn chó, trâu, mèo, rắn, rùa. Dấp cá, ngò om (ngổ), khế. Không lấy vợ người khác.


Hỏi rằng: những phần Mật Tông mà thầy KCT (Kim Cang Trí – Yến Phi Thiên – Sương Mãn Thiên – Tiêu Dao Tử) và Pháp Sư TieuKhong post lên đây (tuvilyso.com) rất giống với các đàn pháp mà trong giới Mật Tông Việt Nam không ai không biết là Đại Sư Thích Vô Nhất người đời còn có cái tên là Kim Xà Thánh Giả, người mà ngày xưa đã qua tận Nalanda để tiếp nhận dòng Mật tông chánh thống về các đàn pháp Chuẩn Đề Tất Địa, Uế Tích Kim Cang, Phật Đảnh Tôn Thắng, Vạn Phật Triều Tôn…


Vâng, Thích Vô Nhất Đại Sư tức Hoà Thượng Thích Thiền Tâm trụ trì Hương Nghiêm Đạo Tràng tại Bảo Lộc năm xưa! 3 thế hệ trong gia tộc tại hạ đều là đệ tử của Ngài.  …


Tại hạ xuất thân Huyền Môn Bùa Chú, luyện Pháp Thuật hơn 5 năm trời, từng mở Bùa trị Ngãi, đấu phép thầy bà không ít, do đó kết oán với vô hình, linh giới cũng không ít! nhân quả ràng ràng không hề sai chạy, nên đời tại hạ cũng lắm gian truân (mặc dù Tử Vi lúc mới sanh Ông Cụ chấm rất tốt). Lúc bấy giờ còn bên VN, nhiều khi không có cơm ăn, người thân xa lánh, chối bỏ. May gặp Ân Sư từ bi thâu nhận, truyền cho Đại Bi Sám Pháp và vài phụ Chú giải nghiệp tiêu tai nên mới được ngày hôm nay, nếu Bạn thành tâm sám hối nghiệp chướng dù nhiều kiếp vẫn có thể tiêu trừ, nhất thiết chẳng sai chạy, cuộc đời sẻ đặng phong quang sáng sủa. Vài hàng tâm huyết mong Bạn chớ nên bỏ lỡ, mai một chơn tâm thành ý, cầu xin ơn trên Tam Bảo thuỳ từ gia hộ đến Bạn cùng Bửu Quyến.


Hỏi rằng: Con xin hỏi Thầy là những hình ảnh Phật rất đẹp, nếu con in ra mà để lên bàn thờ, e không tiện (vì con nghe nói là bàn thờ Phật không nên để quá nhiều tượng hay hình ảnh Phật, nếu mình không có thời giờ cúng bái thường xuyên); vậy nếu con in ra, đóng thành tập mang theo (để lỡ nếu đi đâu xa, không vào được Webseite), thì cũng có những hình ảnh Phật mang theo, thì như thế có bị mang tội là không có thành kính đủ hay không?


Bằng vào những câu hỏi trên của Bạn đã chứng tỏ sự thành kính có dư, cần gì sợ không đủ thành kính? “Nhất thiết duy tâm tạo” mà thôi. trong lòng bạn kính Phật trọng Pháp như vậy thì miếng giấy, cục gỗ cũng có thể hiện thân tướng Như Lai, ngược lại dù trong nhà thượng Đàn có thờ Tam Thế ba toà, hạ đàn có an Bát Bộ Kim Cang cũng bằng không thôi!


Nếu Bạn có tụng Kinh, trì Chú thì nên thờ Biệt Ảnh, Biệt Tượng! ví dụ Bạn hay trì Đại Bi thì nên thờ ảnh hay tượng Thiên Thủ Thiên Nhản hay Thập Nhất Diện Quán Âm, nếu Bạn trì Chú Chuẩn Đề thì thờ Thập Bát Thủ Chuẩn Đề bằng tượng hay ảnh cũng được v.v… còn hay tụng Kinh Di Đà thì thờ Tượng Ảnh Đức Phật Di Đà hay Tam Thánh cũng được, ngoài ra các tranh ảnh chư vị Phật, Bồ Tát, Tổ Sư v.v… treo, dán xung quanh đó cũng không có sao, miễn là nơi thanh tịnh, riêng biệt dành cho việc cúng tế, tụng niệm…


NIỆM QUÁN THẾ ÂM: Công Đức rất lớn, có thể hình dung oai lực linh ứng bằng những dòng sau đây:


NIỆM QUÁN ÂM ỨNG HIỆN, CHIẾU THẤT TINH NAM ĐẨU, CHƯ PHẬT ĐỒNG CHỨNG GIÁM, NGỌC HOÀNG THÂN SẮC HẠ VẠN THÁNH CHÍ LAI LÂM, CHƯ PHẬT HỘI ĐỒNG DIỆN THÍNH PHÁP CHƠN NGÔN, THẦN KHÂM QUỶ PHỤC, TRAI ĐÀN PHÁP HỘI, CHƯ PHẬT HỘ HÌNH, THỬ NGÃ CHƠN LINH.


NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT


Hỏi rằng: Kính chào Thầy! Em hằng đêm vẫn trì trú luyện tập theo chỉ dẫn của thầy, nhưng mấy hôm nay trong giấc ngủ thường mơ thấy vong linh… nhát mình.  (dùng kim cang ấn và trì chú: chuẩn đề, luc tự chân ngôn, hộ thân chân ngôn…)


Khi trì Chú, tụng Kinh, bái sám v.v… ở giai đoạn đầu hành giả thường bị khảo, vì mình dùng phương pháp ấy để thúc nghiệp, giải nghiệp thì đương nhiên phải chịu “nghiệp đổ” chứ! cốt lõi là phải giữ tâm kiên định, tinh tấn nỗ lực hơn. Bạn có thể trì thêm câu Chú diệt ác mộng của Nam Tông PaLi sau đây sau khi công phu, đọc 7 hoặc 21 lần là đủ rồi:


TÚC KHẮC PÁD TA


CHẮC NÍCH TÚC KHA


PHÉC DÍA PÁD TA


CHẮC NÍCH PHÉC DÍA.


Nếu trong vòng 2 tuần mà vẫn còn thấy thì Bạn nên tụng kinh cầu siêu cho Cửu Huyền Thất Tổ của mình 49 ngày, và hồi hướng cho các vong linh vô hình tại Bổn Thổ chỗ mình cư ngụ.


Hỏi rằng: Xin hỏi thầy những Huyền Môn như Lổ Ban, Thất sơn, Vạn Thiên Giới Linh v.v… có liên quan mật thiết với Phật học thế nào mà khi nhắc tới buà chú thì thường nghe nhắc tới kinh phật. Hay là những Huyền Môn kể trên đều xuất xứ từ Phật giáo ra?


Vạn Pháp đều là Phật Pháp!


Hỏi rằng: Nếu như vẽ lá phù như là Kim Đào Tôn Gỉa Bảo Mạng Phù (hộ thân) thì nên dọc thần chú nào mới cho lá phù linh nghiệm và nếu chỉ biết 1 câu chú dùng cho tất cả lá phù khác thì có linh nghiệm không thưa Thầy.


Khi vẽ Linh Phù Kim Đào Tôn Giả hoặc các Phù khác v.v….không cần có Chú riêng của nó, cứ đọc các câu: Sắc Thủy, Thư Thần Bút v.v…. ở đầu là được rồi, Chú Thái Thượng này có thể xài được tất cả các Linh Phù chánh Đạo (hãy nghiệm lời Chú Bạn sẽ thấy)! Xài Thiện hay Ác nhiều khi chỉ khác vài chữ trong câu Chú thôi, ví dụ 1 bài Chú Lỗ Ban triệu vời các cõi v.v… cuối cùng hạ lịnh:


THẦN CHÚ TRIỆU LINH PHÙ, ĐẠI TỔ LỖ BAN, MINH THÁNH MINH THẦN CẤP CẤP NHƯ LUẬT LỊNH.


Hay là: THẦN CHÚ TRIỆU LINH PHÙ, MỘC SÁT LỖ BAN, THIÊN HÔN ĐỊA ÁM CẤP CẤP NHƯ LUẬT LỊNH.


Hỏi rằng: Kính gửi thầy Kim Cang Tri, Dạo này em thấy đầu óc trống rỗng, rất khó tập trung vào bất kì việc gì, xin thầy chỉ dạy.


Bạn cứ niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT liên tục trong Tâm mình xem? Niệm theo lối Ký Số, gọi là phương pháp 3 số 5 đó (Danh từ này do tại hạ phịa ra thôi). Hít sâu từ từ vào và niệm bằng ý: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT đến khi đầy hơi trong buồng phổi là 5 lần, sau đó nín giử hơi niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT cũng 5 lần, và sau cùng khi thở ra cũng niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT đến 5 lần là hết hơi, lại bắt đầu tuần tự trở lại như trước v.v….


Chú ý: khi hít thở ra vào nên đều đặn, khoan thai không quá nhanh, quá chậm, sẻ rấ t có công hiệu, Bạn cũng có thể thay thế bằng câu:


OM MA NI PÁT MÊ HÙM… (OM MA NI PAD MÊ HÙM là tiểu bản của Đại Bi)


Chúc Bạn tinh tấn, nghị lực, bài trừ chướng ngại.


Hỏi rằng: Kính thầy! Xin thầy chỉ giúp dùm có cách nào để giúp vượt qua số phận của mình không (nghiệp)? Vì trong cuộc sống của em không tốt chắc là do kiếp trước mình đã tạo nên bây giờ phải trả (chạy từng bữa ăn vì em).


Tại hạ thực xúc động khi đọc những dòng trên của Bạn! Nếu là người theo Phật Giáo xin hãy bỏ công trì tụng Đại Bi Thần Chú và Chú Quán Âm chiêu Tài! bài Chú Quán Âm chiêu Tài bắt đầu như sau:


Bái thỉnh Nam Hải Liên Hoa tướng tạ lâm sơn, thượng trấn Càn Khôn Phổ Đà Thần Thông Phật Pháp, Đại dương liễu chi đầu Quỷ Thần kinh, vạn ức Nhãn Thủ vô biên, vô biên biến v.v… (xem thêm ở phần nghi lễ).


Chú này rất hay thường độ trợ sanh nhơn, tuỳ cầu mãn nguyện, mong Bạn hãy phát Tâm tín, thọ, phụng, hành! Cầu Trời Phật Thánh Thần gia hộ cho Bạn cùng Quý Quyến khổ ải dần qua, hanh thông, phú túc.


Hỏi rằng: Thưa thầy Kim Cang Trí, Xin thầy cho em hỏi, em đã in Sám Pháp ra để tụng như thầy dặn. Có đôi lúc em cũng tụng thầm ở những nơi phải ngồi chờ quá lâu. Ở đấy không có bàn thờ, nhang đèn gì cả. Không biết như thế có được không, hay nhất hiết phải có đủ nhang đèn mới được hả thầy.


Em thấy những câu chú ngắn mà thầy và thầy Tiểu Không mới post đây rất hay. Em có thể dùng trong những lúc đi ra ngoài, có thời gian rảnh được không thầy (em ngại vì không có bàn thờ và nhang đèn, không biết có phạm gì không?)


Tất cả những phù Chú mà Tiểu Không posted Bạn đều niệm được và cả Đại Bi Chú khi đi, đứng, nằm, ngồi v.v… không cần phải có nhang đèn! có câu: dụng thành tâm, bất dụng hương đăng, hoa quả vật thực. Duy khi nằm không nên trì ra tiếng mà thôi.


Hỏi rằng: Trong lúc niệm Phật và Chú, thì em cũng có niềm tin mãnh liệt lắm; nên mặc dù ngồi bán kiết già mấy ngày đầu không quen, thì cũng ráng gồng mình. Nhưng bây rất thích khi được ngồi bán kiết già.


Nhưng trong khi tụng niệm (chừng 2 tuần nay), thì cơ thể lại nóng lắm, đến nỗi bây giờ thời tiết vào Đông rồi, mà vẫn không bật lò sưởi, khi ngồi tụng kinh. Và buổi tối, trước khi đi ngủ tại sao em lại nghe như có tiếng chuông ngân bên tai, vì Frequenz của tiếng chuông khá cao, nên nhiều lúc làm nhức lỗ tai lắm. Không hiểu em có làm gì sai trong lúc tụng niệm hay không? Thầy có thể giải thích cho em được không?


Những trạng thái em đạt được rất là tốt, Trời lạnh khi tụng kinh mà ấm người là có sự vận chuyển giao thoa giữa thân tâm mình và Thiêng Liêng, Chú Pháp! nghe tiếng chuông văng vẳng không phải kẻ tu hành nào muốn cũng được à! rất hiếm có người được thế (trước đây tại hạ có gặp vài người như vậy).


Đó là do lòng mộ Đạo, tín thành kết hợp với Thiện Duyên đời trước mà có, còn lỗ tai hơi đau có lẽ 1 phần do tập trung quá độ, em đừng lo, hãy tắm 2, 3 lần trong ngày với nước nóng sẻ hết thôi! Hồi trước khi tại hạ còn theo Sư Phụ ở Thất Sơn, vào 1 đêm nọ lúc đang Tịnh Toạ, đang Quán Huỳnh Đình Nội Cảnh thì đột nhiên bên tai nghe như có tiếng Sấm nổ RẦM 1 cái, sau đó nghe như có chiếc Phản Lực nào đó chạy hết tốc lực bên tai mình đau nhức vô cùng!


Tại hạ lúc đó cũng lo sợ chạy hỏi Sư Phụ thì Ngài bảo: con đừng lo, đó là điều tốt đó, Bề Trên Huyền Khai Điển Siêu Nhiên cho đó (tôi kể mấy lời này có lẽ có người không thích Tiên Thuật sẽ cho là mê tín v.v…), và Ngài nói thêm: khi mình tu luyện, tụng Kinh trì Chú thì Thân Nhiệt của mình nóng hơn bình thường nên tắm nhiều hơn bình thường, và khi công phu có ngứa ngáy cũng không nên gãi vì đó là cơ thể mình nó đang thanh tẩy các độc tố ra (tẩy trược lưu thanh) qua các lỗ chân lông, nếu gãi thì nó sẽ hồi vào trong trở lại không tốt! Sau đó vài hôm quả nhiên lỗ tai tại hạ không còn đau nữa.


Mong em đừng lo lắng phân tâm, ảnh hưởng đến việc tu tập. Dịch Kinh viết: Thái quá giả tổn chi tư thành, bất cập giả ích chi tắc lợi. (Điều gì dư quá thì bớt ra, cái không đủ thì mình thêm vào sẻ được lợi mà)


Hỏi rằng: Thêm vào đó, tại sao thỉnh thoảng khi đọc đến câu chú “ma ha bạt đà sa mế…”, là tự nhiên nước mắt em cứ tuôn ra, hình như câu chú này làm cho em bị rất xúc động.


Đó là sự cảm ứng của chư Quyến Thuộc, Bộ Lạc đó ở nhiều kiếp trước với mình, em nên xem lại phần Xuất Tượng có hình ảnh chư vị trong Đại Bi Chú!


Hỏi rằng: Xin thầy giải thích dùm cho em mỗi ngày em đọc chú Quán Âm Độ Trì Sanh Nhơn Chú, và chú Quán âm chiêu tài thì tối ngủ thường mơ thấy có những người dữ tợn rượt mình nếu như vậy có nên đọc chú đó nữa không? (đã đọc nhiều lần và cũng mơ thấy như vậy)


Em là nhân viên bán hàng xin thầy chỉ cho câu chú để cho khách hàng dễ mến, dễ thuyết phục khách hàng.


Vì công đức trì chú, mấy người đó là nghiệp chướng đang phải chạy đuổi theo thôi. Phật hộ thời thời, Quán Âm Thánh hộ mạng, không có gì phải lo ngại. Không hiểu em có trì chú Đại Bi không? Muốn chạy cho lẹ thì trì chú Đại Bi Tâm, đang trì 5 thì tăng lên 9 lần. Đến phần: Nam mô Ðại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát đọc 3 lần, mỗi lần đọc đảnh lễ 1 lạy.


Muốn chạy cho mau nữa thì bồi thêm chú Giải Oan Kết 3, 5, 9 lần tùy tâm, trì chú này tiếp sau chú Đại Bi Tâm.


GIẢI KẾT CHÚ


Giải kết giải kết, giải oan kết


Giải liễu đa sanh oan hoà nghiệp


Tẩy tâm địch lự phát kiền thiền


Cung đối Phật tiền cầu giải kết


Giải kết giải kết, giải oan kết


Giải liễu tiền sanh oan trái nghiệp


Bá thiên vạn kiếp giải oán thù


Vô lượng vô biên đắc giải thoát


Giải liễu oan gia diệt liễu tội


Vạn tội băng tiêu Liên Trì hội


Liên Trì hải hội nguyện an lành


Vô Thượng Bồ Đề gia phổ độ


ÁN XỈ LAM, ÁN BỘ LÂM,


DIỆT KIM TRA, KIM TRA TĂNG KIM TRA,


NGÔ KIM VỊ NHỬ GIẢI KIM TRA,


CHUNG BẤT NHỬ DỮ KẾT KIM TRA.


ÁN TƯỜNG TRUNG TƯỜNG, CÁT TRUNG CÁT,


MA HA HỘI LÝ HỬU THÙ BIỆT,


NHỨT THIẾT OAN GIA LY NGÃ THÂN,


MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT.


Nam mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát (3 lần, mỗi lần 1 lạy).


Nam 7 nữ 9, mình là nữ, bài nào thấy đăng nhập có số 7 thì dùng số 9 làm số căn bản. Buôn bán, giao dịch thương mãi thuận lợi, Quán Âm Chiêu Tài chú đã có đầy đủ phương tiện.


Phật Hộ Thời Thời Tiến Lộc Lang Quân


Thần Mãi Mại Sanh Ý Vượng


Quán Âm Thánh Hộ Mạng Chiêu Tài Trấn (đọc 3 lần)


Quán Âm Thánh Tổ Chiêu Tài Trấn


Chuyển Quản Dương Gian Thông Tài Sự


Vận Thời Đông Tây Nam Bắc Trung Ương Tài


Nhật Nhật Tài, Nguyệt Nguyệt Tài


Niên Niên Tài, Thời Thời Tài


Ngũ Lộ Ngũ Phương Tài


Hửu Tài Lai Vô Tài Khứ


Đại Hiển Oai Linh Cấp Cấp Như Luật lệnh (đọc 9 lần)


Hỏi rằng: Thầy KCT có hướng dẫn câu chú Trị bịnh thiên thời, Phép hội trị bá chứng bịnh, Thổi bịnh hết nóng…  thầy có thể hướng dẫn cho cách dùng những thần chú này không. Và đối với từng câu chú thì xài trong trường hợp nào là thích hợp nhất và nên đọc bao nhiêu lần .


Khi lễ bái và trì chú thì phải triệu thỉnh chư Phật, chư Bồ tát, chư Thần. Khi trì tụng rồi phải tiễn chư vị đi. Triệu thỉnh hay tiễn đều trang nghiêm như nhau, đó là pháp lễ, phương pháp, hay cách thức có quy định trước. Kiết ấn và xả ấn cũng như thế, có phương pháp kết ấn thì phải có phương pháp để xả (buông hay bỏ) ấn.


Bệnh Thiên thời là những bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch, xẩy ra theo thời tiết. Ví dụ như dịch tả, đậu mùa, cúm, v.v. Bá bệnh là nhiều thứ bệnh. Thần chú trị bệnh khi dùng thì trì vào thuốc hay nước cho bệnh nhân uống. Tay trái kết ấn Bảo thủ cầm thuốc hay nước (ngón giữa và ngón áp út cong đụng vào trong lòng bàn tay, ba ngón còn lại dựng thẳng) tay phải kiết ấn kiết tường (ngón áp út cong vào trong, ngón cái đè lên đầu ngón áp út, các ngón còn lại để thẳng) định tâm đọc chú rồi thổi vào thuốc hay nước, búng ấn kiết tường vào thuốc hay nước. Xả ấn Bảo thủ.


Trì chú bao nhiêu mới đủ? tùy nơi con bệnh nặng nhẹ, tùy căn cơ của người trì chú. Thầy thuốc hay bác sĩ cũng tùy nơi con bệnh mà cho thuốc. Căn bản thì hành trì là đi lâu dài, luôn nghĩ đến chú. Cầu chữa bệnh thì luôn nghĩ đến người bệnh, thương người bệnh như người thân thương, người yêu, mong cầu được lành bệnh. Mong cầu thì quán tưởng đến hình tượng của chư Phật, Bồ Tát, và đại bi tâm của chư vị mà hộ trì cho bệnh nhân. Trì chú đến khi nào bệnh hết.


Thí dụ bệnh dịch tả hay tả lỵ, đau bụng và tiêu chảy. Ăn ngộ độc, thức ăn không được vệ sinh hay nấu chưa chín v.v. cũng đau bụng và tiêu chảy. Ăn ngộ độc dùng chú trị bệnh thiên thời thì không đúng bệnh, dùng chú trị bá bệnh thì hay.


Thí dụ bệnh nặng không ăn uống được, nghĩa là đầu óc không còn điều khiển được, theo cách đã chỉ dẫn, trì chú vào nước rồi cho ép bệnh nhân uống là sai, hại người! Nên trì chú vào nước biển, hay các thuốc tim vào máu, hay thân thể của người bệnh, tùy duyên. Dùng các số căn bản 7, 9 hay các số thành, được 4 lần một ngày thì tốt không thì buổi sáng. Không được luôn bên cạnh người bệnh thì nghĩ đến bệnh nhân khi điều kiện cho phép. Bên cạnh bệnh nhân mà trì chú và cầu nguyện thì tốt. Cầu sám hối, cầu giải kết, cầu chữa bệnh. Cầu nếu người bệnh tới số thì xin được tỉnh táo nghe kinh niệm Phật trước khi đi v.v.


Bệnh nóng đầu cảm sốt ra tiệm mua thuốc uống là hết. Không có phương tiện thì mới dùng chú. Cảm nóng bình thường để lâu sẽ nguy hại. Trẻ nhỏ nóng đầu để lâu sẽ hại đến trí khôn, nên dùng khăn ướt với nước mát để trên đầu cho hạ nhiệt trước, rồi trì chú thổi.


Hỏi rằng: xin hỏi chữ Phạn Hán với chữ Phạn Tất đàn thì công dụng của chú có khác nhau nhiều không. Thày nói rõ hơn về nghi thức tu tập của các bản tôn đã trình bày ở trên.


Tiện đây cũng xin hỏi Thày, có rất nhiều người dùng các pháp Trấn yểm dùng kim khâu, nghe nói học từ tàu mà không tìm thấy sách nào của tàu nói về vấn đề này, trừ dùng chỉ ngũ sắc và kim để hàn Long mạch. Các cách thức xây Trận đồ tâm linh, thày có thể chỉ cần nói tên sách viết về những vấn đề này thôi cũng được.


Về việc trì Chú nguyên âm và dịch âm thì công dụng, linh ứng vốn không hề chênh lệch. Thần Chú linh ứng là do hành giả nhiếp tâm hành trì mà ra, cộng thêm các yếu tố khác như giữ Giới, phát Nguyện v.v…! có nhiều vị trì Đại Bi Chú bằng Hán Phạn lâu ngày, sau biết thêm về bản nguyên âm chuyển lối trì niệm thì lại không linh ứng bằng, đó là tạng thức đã quen bản cũ, Chú đã nhập Tâm. (Xin coi bản Đại Bi Sám do Hoà Thượng Thích Trí Quang soạn có nói về điểm này).


Dụng kim khâu, kim đít vàng v.v….trong Huyền Thuật thì có 2 cách: Trấn Yểm và Trù Ếm, trấn an trạch áp sát hay những cuộc đất không còn sanh khí v.v… Pháp Sư hay bỏ kim và 1 số kim loại khác vào keo thủy tinh cộng với linh phù mà chôn các hướng theo Bát Quái hay Ngũ Hành dưới nề n nhà hoặc chu vi cuộc đất v.v…  Trù yếm, thư trù hay dùng kim để triệt hạ đối phương, ví dụ như Pháp Trù Thất Tiển, làm hình nhân viết tên họ tuổi địch thủ lên, chia 7 phương vị ở 2 mắt, 2 tay, 2 chân và sau cùng là ở tim! mỗi ngày bắn 1 mũi tên và cắm 1 cây kim vào 1 phương vị, tuần tự như thế v.v… mũi cuối cùng là ở tim! Pháp này độc hại lắm cũng may là ít người còn biết. Ngoài ra những môn phái Thần Quyền có vô kim để hộ thân, mỗi bên bắp tay 1 cây, khi dao búa chém tới kim đó tự động luân chuyển chạy đến đỡ hết. Người vô kim nếu lấy vợ người khác tự động kim đó sẽ trổ ra đôi mắt mà đui như lời thề khi thọ Pháp vậy! Những thứ này tại hạ nghĩ trong sách không có tác giả nào viết ra đâu, vì không lợi ích cho tha nhân và có lẻ đó là những “món ruột” nên họ giữ lại, chỉ tâm truyền, khẩu truyền cho đệ tử thân tín mà thôi!


Xây trận đồ tâm linh như Bạn nói cũng như Mật Tông quán Mạn Đà La Kim Cang Tâm Giới vậy! cần Sư Phụ chân truyền tốt hơn, Bạn cũng có thể tìm cuốn Vạn Phù Lục Pháp tham khảo thêm.


Hỏi rằng: Tôi rất thích và muốn thực hành 1 số Phù Chú để Hộ thân, trấn trạch, cầu tài cho bản thân. Nhưng thú thực là thấy nói là phải kiêng Ăn uống: Chó, mèo, rắn, rùa, cá, tỏi, hành… và không tà dâm… thì hơi khó kiểm soát. Vì bản chất vẫn là người trần mắt thịt.  Nếu khi làm Phù Chú rồi lại mắc phải, Các Thầy, Tổ phạt cho thì chết…


Kiêng cử nào cũng ở mức trung dung và có thể uyển chuyển thôi! Tà dâm là sao? là không nên lấy em của vợ, lấy người đã có chồng, hoặc đã có vợ mà còn thèm muốn con gái khác v.v… đó mới là tà dâm, còn sự yêu thương luyến ái chính đáng thì không hề gì! Hành tỏi v.v… hông nên ăn sống từng củ to, chứ còn 1 vài tép làm gia vị để xào nấu cho thơm thiết tưởng cũng không hề chi! Riêng chó, mèo, trâu thì không nên ăn, vận mạng sẻ suy vi lắm đó. Riêng con chó mà nói trong Ngũ Đức nó chỉ thiếu chử Nhân. Ngoài ra Lể, Nghĩa, Trí, Tín đều có. Xin lỗi mà nói có khi còn hơn nhiều người ở chổ trung tín, làm sao ta nỡ ăn? và trong bộ Khuyển có chử Ngục, ăn vào thì không nên lắm!


Hỏi rằng: nghe người ta nói công dụng của ngãi, nhưng không biết nó là cái gì? Và làm sao mình biết được khi người nào đó bị người ta bỏ ngãi? Mình cũng sợ vì nghe người ta nói nhiều về nó.


Ngải là 1 loại thực vật ngoại biến Càn Khôn, hình thù nó như củ nghệ hay củ gừng, củ riềng v.v… lớn có, nhỏ có và rất nhiều loại ngải, khó mà thống kê hết chính xác là bao nhiêu loại tất cả hiện hửu trên thế gian này! sở dỉ gọi: ngoại biến Càn Khôn là vì nó không chịu chung sự ảnh hưởng của thiên nhiên như các loại thực vật khác, ví dụ 1 củ ngải để khô đét 5, 3 năm, khi gieo xuống đất người luyện ngải chỉ cần kêu câu chú Hội Ngải 3 lần là Thần Ngải sẻ nhập vào làm củ ngải đó mọc mầm lên lá xanh tươi như thường (đều này là 100% sự thật).


Ngải mạnh và “hỗn” hơn Bùa, bạo phát bạo tàn, nhưng muốn luyện ngải thì phải biết Bùa trước, dùng chú và Bùa mới khiển và nuôi hay sai được ngải làm việc cho mình! những loại ngải thông dụng mà xưa nay các thầy Miên, Xiêm, Chà, Lổ Ban hay xài là các loại như: Nàng Thâm, Nàng Trăng, Nàng Xoài, Nàng Mơn, Nàng Mun, Nàng Gù, Ngải Đen, Ngải Ngủ Hổ v.v… công dụng của chúng là khiển người theo ý mình, các việc như: ăn nói ngoại giao, đòi nợ, mượn tiền, ra tòa kiện thưa, tình yêu nam nữ hay các cô bán Bar moi tiền đàn ông, thường thường người bị bỏ ngải là qua việc ăn uống hay trong dầu thơm, nước hoa, ngải khô (dỉ nhiên đã luyện qua) tán nhuyễn ra hòa với máu nơi đầu ngón tay giữa của người đi chuộc (nam tả nử hửu) 3 giọt, bỏ vô Cafe hay thức ăn v.v… đối phương uống hay ăn phải sẽ mê mệt, mở mắt ra là nhớ và hay mơ nghĩ đến người kia, vắng không chịu được, héo úa võ vàng, tình nguyện làm tất cả những gì để thỏa mãn yêu cầu của đối phương mới nghe, thỉnh thoảng mắt hơi đỏ ngầu, hay ngó mông lung, buồn xa vắng, thất thần, nói chung là không được tự chủ, nhiều lúc hay quạu quọ với người khác, không thích đi Chùa, nghe kinh kệ v.v….


Đó là những loại mê tâm ngải, còn ngải để thư người ta đau bệnh, phù thủng cả người rồ i khoảng vài tháng sau chết cũng nhiều, như Huyết Nhân ngãi, Mãnh Hổ ngãi, Cuồng Phong ngãi, Mai Hoa Xà Vương ngãi v.v…, cách luyện cũng như nuôi trồng rất là Bá Đạo, phàm Thầy luyện ngải thì không nên có vợ con, vì chúng sẻ phá vợ con Thầy đau ốm khó làm ăn lắm, vì về tính cách, các Nàng (ngải) như là người tình vô hình của ông Thầy vậy, mỗi ngày người luyện phải cúng Nổ (bắp rang), hột gà, rượu trắng, đọc chú mời ăn, thì thầm phủ dụ… Tui có quen 1 ông “Thầy Chùa” xuất gia đàng hoàng, có chùa riêng ở ngã 3 Vũng Tàu, nuôi vài đệ tử, tuy đi ra ngoài mặc áo Lam, nhưng vẫn vắt chân chử ngủ rung đùi phì phèo điếu 3 con 5, mỗi tối Thầy rinh cả chậu ngải đem vào mùng ngồi luyện (vì ở Việt Nam muỗi cắn quá), Hồi tháng Tư đầu năm tôi có về VN ghé ra đó chơi, khi đi ra sau hè “tham quan” vườn của Thầy, Thầy cứ đi theo tui không rời, tui cũng hơi ngạc nhiên… chập lâu sau nới hiểu…. à, thì ra Thầy sợ tui ngứa tay thâu hết hồn ngải của Thầy đi, thì sẻ còn những chậu đất không và vài cành lá chết!


Ngải mang tính linh ứng rất mạnh, nhưng về lý tính của chúng cũng như ta nuôi con chó, con mèo vậy thôi, cho nó ăn, cúng nó thường thì kêu làm gì nó làm đó vậy, không biết phân biệt thiện ác, phải trái v.v… Những Thầy luyện ngải hiền thì cho ăn bắp rang, cốm nếp và hột gà luộc chín, những kẻ luyện ngải tà, ngải dử thì cho ăn hột gà sống, gà sống, đồ ăn có tẩm máu ông Thầy, “Nhân Thần hợp nhứt” v.v… sẽ làm ngải dử dơn và nghe lời chủ nhân hơn.


Người nào muốn trừ ngải thì nên để tỏ i trong người hay ăn nhiều tỏ i sống, chiên xào có mùi tỏi nhiều, và nhất là các đấng mày râu khi về Việt Nam phong lưu vi vút, đang ngồi uống Beer mà đột nhiên em nào đó cầm ly Cafe đá ra mời mình vài hớp thì nên cẫn thận nha, uống vào thì chít á.


Còn 1 cách bỏ Ngải nữa là Thầy ngải tom (làm phép) cho thân chủ 1 chai dầu ngải, công dụng cũng để ăn nói, điều khiển bất cứ người nào mà đương sự ấy muốn, dầu ngải ấy được chiết ra từ hũ dầu thơm lớn có bỏ 5 thứ ngải khác nhau trong ấy, đốt 1 lá bùa yêu vào đó trong ngày khởi sự, niệm thần chú thổi vào nhiều ít là tùy ông Thầy, sau đó mỗi ngày Thầy cứ sên (thổi, luyện) vào hủ dầu đó đều đặn, đúng 7, 7… 49 ngày hay 108 ngày rồi thì Thầy xài cấp cho thân chủ, ai muốn thỉnh dầu ngãi thì đem chai dầu thơm riêng với mùi của mình thích đến, Thầy ngãi chỉ cần dùng ống chích hút vài giọt bên hủ dầu chính bơm qua chai dầu thơm của thân chủ và đến bàn thờ Tổ Ngãi vái tên họ tuổi người xin chuộc ngãi… làm gì v.v… thì chai dầu kia sẻ linh ứng cho tới giọt cuối cùng.


Chú vái 36 mẹ Tổ Ngãi: Thô tô ma sắc niên cà rây ma rưng, nen lục ma rưng, đô lục mưng xa hắc xa hắc, lục lục ca ru ơi… ca ru ơi… ca lam ba lưu, a lam du lách, fi’ch xa phi la (3 lần)


TAM VỊ THÁNH TỔ, 36 MẸ TỔ NGÃI, 12 NÀNG NGÃI, 12 MỤ NGÃI, MẸ LỤC MẸ LÈO, CHÚ CẬU CÁC ĐẲNG NHANG VÀNG, THẦN NGÃI, LỘC NGÃI, MA NGÃI, MA LAI NGÃI, THIÊN LINH NGÀI, THÂM, THANH, HỒNG, HẠNH, HÙM, HỔ, NHÂM SƯ CHÚA TƯỚNG VỀ ĐỘ CHO (tên họ tuổi gì đó v.v…) thương mãi đại lợi, kiện thưa đắc thắng, giao tế viên mãn, trăm người thương vạn người mến, trăm người mến vạn người thương v.v…


Hỏi rằng: tôi gặp một người và nghe người ta nói là khi thờ thần tài phải khai cung tài cái đã thì mới hiệu nghiệm (khai cung tài hay mở cung tài gì dó), tôi không biết có cần phải khai cung tài hay không và nếu có thì phải làm như thế nào?


Thường thì trước khi thờ phượng, lập bàn thờ thì cần nhờ Pháp Sư tụng kinh, làm nghi thức an vị, khai quang điểm nhãn là được rồi! nếu dưới đít tượng Tài Thần hay Ông Địa đó có cái lỗ trống thì bỏ vào đó vài tờ 1 dollars , lấy giấy đỏ dán kín lại, cúng kiến thì nên chọn ngày vía Thổ Thần (mùng 10 âm lịch) hay mùng 2, 16 âm lịch sáng sớm, cúng 1 bộ tam sanh, hay miếng thịt heo quay, heo luộc cũng được, 5 chung trà, 5 chung rượu trắng, 5 lá trầu cau (khô cũng được) nhang 5 cây, đèn cầy đốt 3 cây, bánh kẹo, hoa quả tùy hỉ, vái như sau:


Ngũ phương ngũ thổ long thần, tiền hậu địa chủ tài thần, thành hoàng bổn cảnh đất đai viên trạch, môn khẩu thổ địa chứng tri chứng giám phò trì cho đệ tử… (tên họ tuổi v.v…), gia trung hưng vượng, phước thọ khương ninh (3 lần)


Hỏi rằng: có phải các chú này chỉ để cho đàn ông, còn đàn bà thì không được phép sử dụng, cũng như có nghe nói là giống nhu bùa ngãi, khi sử dụng thì chỉ nghe nói là Thầy, không có nghe nói là Cô, Cô thì chỉ có lên bóng hoặc lên đồng?


Thần chú là nguyện lực của chư Phật, chư Bồ Tát, hay chư Tiên chư Thánh để độ đời thì không hề có chuyện cho riêng Nam hay Nữ đọc! thông thường trong xả hội Á Đông xưa nay thì đàn ông đối ngoại nhiều hơn ở các lỉnh vực, có lẻ vì vậy mà như Bạn nói, nghe thầy nhiều mà không nghe cô…. Thật ra người Nữ làm Pháp Sư cũng không ít đâu! tui có 1 người sư muội hiện giờ ở SanJose cũng giỏi lắm! Riêng phụ nữ thiểu số ở VN mình thì càng nhiều hơn.


Hỏi rằng: nghe thấy là hầu hết là người Miên, và cũng nghe nói là trong gia đình người (Miên) nào cũng có bùa hoặc ngãi để hỗ trợ cho họ?


Có câu hỏi nhỏ xin được hỏi: có phải những lời nguyền rủa bình thường không có bùa ngãi gì cả cũng có tác dụng, vì bản thân đã biết là có một người thân trong họ (cô ta có một người tình vũ phu độc ác, tính tình xấu xa, khi cô dứt bỏ cũng là một chuyện rất khó khăn, họ gây gỗ gần đến đổ máu, rồi sau đó mới thôi hẳn được,… sau đó cô hay nguyền rủa, chỉ một mình thôi, đã bao năm trôi qua, ác quả thì không có liền nhưng hiện giờ thì người đó sống bệnh hoạn, vất vưởng như lời cô nguyền)?


Bạn nói không sai, đa số người Miên (nhất là vùng Sóc Trăng, Trà Vinh) biết nhiều về bùa ngãi! 80% là gia đình nào cũng có người học huyền bí hay cha truyền cho con v.v… 1 điều nữa lạ kỳ là khi người Miên đi thọ giáo sư phụ họ xong, sau khi họ học được những chiêu độc (Thư, Thuốc độc v.v…) thì về họ muốn thử tài nghệ của mình đến đâu là họ hay kiếm những người là bạn bè của họ để làm trước tiên, có lẻ vì là bạn bè nên biết rỏ tên họ chăng?


Còn chuyện Bạn nói lờ i nguyền, trù rủa v.v… nếu vào giờ linh có thể ứng nghiệm mà, 1 người không biết gì về bùa ngãi, nhưng nếu dụng tâm lực hết mình vào 1 chuyện gì đó, khả năng khiến sự việc xảy ra theo ý muốn của mình rất cao, nhất là lòng thù hận! Tui biết 1 câu chuyện có thật như sau:


Có 1 người thợ rèn có 1 cô con gái nhan sắc cũng mặn mòi ở Rạch Giá gần cầu Tà Mỹ (chợ cá đồng), có 1 chàng công tử nọ ở Sài Gòn là công nhân viên nhà nước (thời điểm 1978, 79 gì đó) xuống công tác tạm trú cơ quan nào gần đó, anh ta lần lữa làm quen và sau cùng đã lấy cô con gái ông thợ rèn có bầu rồi quất ngựa truy phong, cô gái tội nghiệp sầu thảm, lo âu khóc lóc… cuối cùng thì người cha thợ rèn cũng biết sự thật, mỗi khi ông rèn đồ, dùng búa đập trên đe đều nghỉ là đang đập đầu kẻ sở khanh bạc tình làm khổ con gái ông, mấy tháng sau, người thanh niên kia ở Sài Gòn đột nhiên đầu nhức, đau dử dội, đi khám bác sỉ thì không hiểu nguyên nhân tại sao? cuối cùng đi coi bói cậu Ba, cậu Bảy nào đó nhập xác 1 người đàn bà mà nói giọng đàn ông ồm ồm bảo rằng: muốn mở trói phải kiếm người buột, bệnh này để lâu là chết thôi, vì đã làm chuyện trái lương tâm… Cha mẹ cậu công tử kia gặn hỏi mãi thì cậu nhớ ra và thú thật, ông bà lập tức xách đầu cậu xuống Rạch Giá xin cưới con gái người thợ rèn cho cậu, sau đó đầu cậu bớt đau từ từ, khoảng 2 tuần thì hết hẳn, đương nhiên là vì bác thợ rèn không còn dùng búa “đánh đầu” cậu nữa, vì bác ta đâu có muốn cháu ngoại bác không có cha.


Hỏi rằng: Tôi biết có người bị bùa chú và có nhờ thầy bùa giải, mà thầy bùa bảo đem về đốt lên cho người đó uống thì trừ được. Nhưng khi người nhà đốt bùa bỏ vào ly nước, dù đã dấu không cho người bị bùa thấy, nhưng khi người bị bùa cầm ly lên uống thì tự nhiên bỏ xuống không chịu uống. người nhà thử hai ba lần, nhưng khi nào không đốt bùa thì uống, còn có đốt bùa thi không uống, hình như người đó biết hay sao vậy đó.


Vậy bác có cách nào, hay phương pháp nào để người bị bùa không cần uống mà vẫn trị được không?


Trường hợp như vậy thì ông Thầy đó muốn chửa nên làm hình nhân trục hồn người bịnh vào đó, triệu chú thâu hồn khai quang điểm nhãn (lúc đó coi hình nhân như con bịnh thực) dùng chỉ ngủ sắc quấn quanh hình nhân, trì Chuẩn Đề Đà Ra Ni hay Đại Bi Tâm Đà Ra Ni 108 biến mỗi ngày, nam thất nữ cửu (trai 7 gái 9 ngày) sẽ hết mà.


Hỏi rằng:


1.Tre xanh thấy BÙA CHÚ gồm bùa và chú vậy khi nào minh xài bùa, khi nào mình xài chú, và khi nào xài cả hai.


2. Có cách nào để nhận biết lá bùa này được viết bởi người có công lực cao không?


3.Khi minh thọ giáo hết phần căn bản (trung cấp) thì minh có thể sáng tạo bùa mới, chú mới được không?


4.Bùa chú xuất phát từ mât tông phật môn như vây tu luyện bùa chú cũng là cách để giải thoát?


Có Phái xài Chú nhiều hơn Phù, có Phái dụng Phù nhiều hơn Chú, tuy nhiên phái nào cũng có khi dùng Chú và Phù cùng lúc, tùy công dụng mà thôi!


Có cách để biết lá bùa, tượng Phật, khăn phép v.v… của ai đó có còn linh không? có mạnh không v.v…? cầm trong tay niệm chú “testing” thì biết ngay, không thấy gì là phép trong đó không còn, hơi hơi nóng bàn tay thôi thì còn nhưng yếu, nếu tê rần bàn tay mình thì phép còn mạnh lắm.


Đương nhiên nếu hiểu biết thấu đáo về Phù Chú, xuất xứ, cội nguồn các trường phái, định luật vũ trụ, âm dương ngũ hành mình có thể sáng tác các vòng phép, các linh phù theo ý mình muốn chứ! thượng thông Thiên Văn, hạ đạt Địa Lý, trung quán Nhân Sự thì được rồi!


Chơn Ngôn Tông (Mật Tông) có thể đưa Hành Giả đến giải thoát trong hiện kiếp, Bùa Chú thì không thể!


Hỏi rằng: Muốn biết lá bùa, khăn phép, tượng Phật v.v… có còn linh nghiệm hay không nếu mình tới căn nhà người nào đó thờ tượng Phật làm sao biết là tượng Phật của người đó đã khai quang điểm nhản hay chưa? Như trên anh nói chỉ cầm trong tay niệm chú nhưng nếu trong nhà người này thờ tượng Phật làm sao cầm trong tay niệm chú được mong anh KimCangTri xin chỉ giáo thêm làm sao biết được khai quang điểm nhãn chưa?


Có 1 câu cách ngôn ngoại quốc là: muốn tôi nói anh là người thế nào? xin hảy cho tôi biết bạn anh là người thế nào? nếu người thờ phượng Đạo tràng, tượng Phật đó thì huynh đâu cần test cũng biết là có gia trì, khai quang điểm nhãn nơi đó rồi, còn những người thờ với tính cách thông thường thì Huynh hỏi người ta là được rồi, cần gì phải test! đương không mình đến chổ người ta phụng cúng, thờ phượng mà làm vậy e là không được lể độ anh ạ! Nếu ai đó mang (vật gì đó v.v…) đến chổ mình nhờ xem thì OK! Còn như nếu mình đã có huyền linh, linh căn do thiền định, tu luyện lâu năm đương nhiên sẻ tự nhiên cảm ứng mà biết được khi đến bàn thờ người khác, xin lổi Huynh điều này không thể giải thích được, ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng thôi!


Hỏi rằng: Một lần nữa làm phiền anh về vấn đề này , cầm tay trái hay tay phải mới biết vật đó còn linh nghiệm hay không và đọc câu thần chú nao để testing vật đó hả sư huynh


Anh cầm tay trái hay phải đọc thử phép đều được! đọc 21 lần câu kêu thử phép của 36 vị Lục Tổ sau đây, 7 lần hít vô 1 lần, 3 lần 7 vị chi 21 vậy:


NÔ MÔ Ề HẾ BUD’ THÔ RÉP FỜ RÂY MẮC MẮC.


Hỏi rằng: Các thầy cho em hỏi 1 chuyện, như các thầy đây thì các món ăn của các thầy là chay hay mặn vậy ạ? Khi ăn có phải kiên cứ gì ko a? Em nghe lời các thầy dạy nên chưa được điểm đạo nên ko dám luyện bùa nào hết nên hằng ngày chỉ có trì tụng Chú Đại Bi, Đại Bi Sám Pháp, Chú Vãng Sanh và Bát Nhã thôi. A, có nhất thiết phải ăn chay ko các thầy?


Còn chuyện này cho em hỏi, chị họ của em trước đây không biết khấn vái thế nào mà lúc đám ma bà ngoại thì bị dì đã mất ba mươi mấy năm rồi nhập về ngự trong xác hết mấy ngày rồi sau nay đã xuất ra rồi bên tai lúc nào cũng có người xin được mượn xác, mặc dù đã được deo dây chuyền được sên lên đấy chứ tháo ra là bị người khác nhập vào liền rồi tối ngủ hay nằm mơ thấy bà ngoại, bà ngoại em trước đây là đồng cốt và em nghe nói là chị họ tương lai vài năm nữa cũng sẽ là đồng cốt và là đời thứ 3 nữa nên vừa rồi chị đi chơi với bạn và có an tiết canh vịt nhưng khi vừa đưa tiết canh len miện chưa kịp nuốt thì đã ói ra, ói từ quán đến nhà luôn, như vậy là hình như những người được lựa chọn như thế không được ăn bậy bạ hả thầy?


Người Tu hành, trì Chú ăn chay được đương nhiên là tốt nhất, nhưng nếu do vì đời sống gia đình chung đụng không theo được thì nên ăn chay kỳ, nhị trai, tứ trai, lục trai hay thập trai gì cũng tốt cả, hoặc hay hơn nữa thì chay theo tháng, ăn nguyên tháng giêng, tháng tư, tháng 7 và tháng 10 là Tứ Quý, ai giữ được suốt đời thật công đức không nhỏ bạn ạ!


Còn chuyện người chị bạn bị đòi bắt theo nghiệp Tổ truyền là do duyên nợ nhiều đời, muốn hoá giải thành tâm trì tụng Đại Bi Chú hồi hướng cầu siêu cho Cửu Huyền Thất Tổ chắc chắn sẻ hóa giải được! Người có “Ông Bà dựa” ăn uống đồ tanh như tiết canh, hột vịt lộn, chó trâu, mèo v.v…. thì không được vì đó là đồ ô uế, Thánh Thần đương nhiên hành xác vậy!


Xin nhớ nếu không thích theo Nghiệp của bà Ngoại bạn thì không được đồng ý cho mượn xác dù là đang nằm mơ, nên tự kỷ ám thị mình luôn luôn (cảnh giác) mới an toàn.


CÁCH PHÁT ÂM CHỮ SANKRIT

Các cổ văn đều được viết theo chữ Sankrit, nên người học huyền thuật không thể không biết, dưới đây là cách phát âm chữ Sankrit, nếu cần thiết, các bạn có thể tham khảo thêm tại ĐÂY:



0 Response to "ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NIỆM PHẬT TRÌ CHÚ "

Đăng nhận xét