“Liêm Trinh, Tham Lang” ở hai cung Tỵ Hợi

Tác giả: Tử Kỳ Lân

“Liêm Trinh, Tham Lang” đồng độ ở hai cung Tỵ hay Hợi, đối cung vô chính diệu, cung tam hợp là “ Vũ Khúc, Thất Sát” và “Tử Vi, Phá Quân”.
Muốn luận đoán đặc tính của hai sao “Liêm Trinh, Tham Lang” đồng độ, cần chú ý phân biệt khuynh hướng “tình cảm” và khuynh hướng “ham muốn vật chất”
Nếu Liêm Trinh mạnh (như Liêm Hóa Lộc, hoặc gặp các sao Văn Xương, Văn Khúc, Hồng Loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì, Đại Hao, Mộc Dục, Thiên Diêu, Tam Thai, Bát Tọa, Đài Phụ, Phong Cáo) thì tinh hệ này mang tính tình cảm; nếu Tham Lang mạnh (như Tham Hóa Lộc, Quyền hoặc gặp Tả Phù, Hữu Bật, Ân Quang, Thiên Quý, Long Trì, Phượng Các, Thiên Quan, Thiên Phúc) thì tinh hệ này mang tính ham muốn vật.
Nếu Liêm Trinh Hóa Kỵ, hoặc gặp Âm Sát, Kiếp Sát, Cô Thần, Quả Tú, thì sẽ làm yếu đi tính tình cảm của tinh hệ này. Nếu Tham Lang Hóa Kỵ gặp thiên Hư, thiên Khốc, Tức Thần, Hoa Cái, thì sẽ làm yếu đi tính tình cảm của tinh hệ này.
Nếu Tham Lang Hóa Kỵ gặp Địa Không Địa Kiếp, Phá Toái, vong thần sẽ làm yếu đi ham muốn vật chất của tinh hệ này
“Vũ Khúc, Thất Sát ở cung tam hợp” thì tính ham muốn vật chất rất mạnh. Vũ Khúc là sao tiền tài, có Thất Sát đồng độ thì chủ về quyền tài chính. Nếu Vũ Khúc Hóa Lộc hay Hóa Quyền, thì có thể làm mạnh thêm tính ham muốn vật chất của Liêm Trinh. Nhưng nếu có Văn Xương, Văn Khúc đồng độ, thì “ Vũ Khúc, Thất Sát” lại mang sắc thái tình cảm.
“Tử Vi, Phá Quân” ở cung tam hợp chẳng mang tính tình cảm, nhưng lúc chúng thuộc tính phản kháng thì cũng có thể coi là tinh hệ mang tính tình cảm, (xin xem luận thuật về “Tử Vi, Phá Quân”), để biết trong tình hình nào thì có thể ảnh hưởng đến tính tình cảm của hệ “Vũ Khúc Thất Sát”
Tinh hệ “Liêm Trinh, Tham Lang” hội hợp với tam phương tứ chính, khiến chúng nặng tính chất tình cảm, tính ham muốn vật chất cũng nặng, còn mang nặng sắc thái theo đuổi nhục dục, do đó thành tinh hệ đào hoa. Lúc này, cung phúc đức nên kiên cường, hữu lực thì có thể có chủ trương, không đến nỗi bị cuốn theo dòng nước.
Cung Phúc Đức ắt là Thiên Tướng độc tọa, lúc này không nên bị “Hình Kỵ giáp Ấn”, nếu không sẽ chủ về dễ thất khí, hoặc bị người ta uy hiếp tinh thần, thành hiếu dâm bừa bãi,cũng không nên bị “Tài Ấm giáp Ấn” sẽ chủ về mềm mỏng, hay ỷ lại người khác, cũng dễ bị người ta lợi dụng sai bảo, rất ưa gặp “Tử Vi, Phá Quân” ở đối cung, được “bách quan triều củng”, hoặc Thiên Hình vây chiếu, có thể khiến “Liêm Trinh, Tham Lang” nặng tính đào hoa quay về chính đạo.
“Liêm Trinh, Tham Lang” đồng cung với sao Không, chỉ ở trường hợp tính tính tình cảm nặng hơn tính ham muốn về vật chất, mới có thể hóa đào hoa thành nghệ thuật, hoặc thành nghề nghiệp có tính chất giải trí, vui chơi tiêu dùng. Nếu tính ham muốn vật chất nặng hơn tình cảm, có sao Không đồng cung thì trái lại, dễ có khuynh hướng theo đuổi cảm giác mạnh, kích thích, không nhất định sẽ có khí chất nghệ thuật.
“Liêm Trinh, Tham Lang” đến các hạn Thất Sát Phá Quân Tham Lang, cần chú ý xem có thay đổi tính chất của “Liêm Trinh, Tham Lang” ở nguyên cục hay không.
Ví dụ tinh hệ “Tử Vi, Phá Quân”, nguyên cục Tử Vi Hóa Khoa, do đó có thể khiến tính không lành của “Liêm Trinh, Tham Lang” sẽ vì danh dự mà kiềm chế lại, nhuyễn hóa thành sức mạnh theo đuổi sự nghiệp giải trí, vui chơi, tiêu dùng. Nhưng nếu “Liêm Trinh, Tham Lang” đến cung hạn “Tử Vi, Phá Quân” có Kình Dương Đà La hội chiếu, lại gặp Văn Khúc Hóa Kỵ và “Tử Vi, Phá Quân” cùng bay đến, lúc này khuynh hướng tình cảm và khuynh hướng ham muốn vật chất sẽ nảy sinh xung đột, vì tâm trạng mất quân bình, rất có thể sẽ theo đuổi cảm giác kích thích, dẫn đến danh dự bị tổn hại.
Lại như hệ “Vũ Khúc, Thất Sát”, nguyên cục Vũ Khúc Hóa Kỵ đã bất lợi cho tính ham muốn vật chất, nay lại đến cung hạn “Vũ Khúc, Thất Sát”, có Tham Lang hóa Kỵ đến hội hợp, ham muốn vật chất càng khó thỏa mãn. Lúc này đối với “Liêm Trinh, Tham Lang” vốn nặng sắc thái tình cảm dễ vì tâm trạng mất quân bình mà xảy ra sự cố, hoặc lãng phí tình cảm để theo đuổi ham muốn vật chất.
Cần phải luận đoán như vậy, xem tính chất của nguyên cục sau khi cộng thêm tính chất của lưu diệu sẽ diễn biến ra sao, xem có phải từ quân bình đến mất quân bình, hay từ mất quân bình biến thành quân bình; lại xem phương diện tình cảm này thay đổi như thế nào, khuynh hướng thay đổi tốt hay là xấu, mới có thể xác định đúng tính chất của “Liêm Trinh, Tham Lang” khi đến ba cung đại hạn và lưu niên “Liêm Trinh, Tham Lang”, “Vũ Khúc, Thất Sát”, “Tử Vi, Phá Quân”.
Cung thiên Phủ toạ thủ nếu là “kho trống”, “kho lộ” sẽ khiến “Liêm Trinh, Tham Lang”đau khổ vì theo đuổi ham muốn vật chất không được toại nguyện. Nếu “Liêm Trinh, Tham Lang” của nguyên cục nặng tính tình cảm, thì nên đề phòng thất chí, sa cơ lỡ bước.
Nếu Thiên Phủ là kho đầy, thì “Liêm Trinh, Tham Lang” nặng tính ham muốn vật chất sẽ là vận hạn đắc ý, ít nhất thì sinh hoạt vật chất cũng dồi dào. Có điều người nặng tình cảm mà đến vận hạn này sẽ thấy tinh thần trống rỗng. Nếu Liêm Trinh vốn nặng tính đào hoa thì sẽ dễ vì tinh thần trống rỗng mà yêu người đã có gia đình.
“Liêm Trinh, Tham Lang” đến cung hạn Thái Âm có lý tưởng, có mục tiêu, thì “Liêm Trinh, Tham Lang” thuộc loại tình cảm quá phong phú có thể vì chuyên chú vào chuyện tình cảm mà hại đến sự nghiệp. “Liêm Trinh, Tham Lang” thuộc loại ham muốn vật chất quá mạnh thì có thể chuyên chú chuyện học hành, sự nghiệp, mà dẫn đến hi sinh tình cảm. Cho nên chỉ có lợi đối với “Liêm Trinh, Tham Lang” thuộc tính chất quân bình.
Cung hạn có Cự Môn sẽ bất lợi đối với “Liêm Trinh, Tham Lang”. Dù hội với sao cát, cũng phải bôn ba vất vả, cảm thấy có phúc mà không hưởng được, hoặc vì tình cảm xảy ra sóng gió, trắc trở, khiến tinh thần bị khốn khổ. Nếu lại gặp các sao sát kỵ, chủ về thị phi rối rắm, hoặc tinh thần đau khổ.
Nếu nguyên cục Liêm Trinh hóa Kỵ đến hạn Cự Môn, nữ mệnh rất cần đề phòng sa chân lỡ bước, bị tình cảm gây khổ lụy.
Thiên Tướng thuộc “Hình Kỵ Giáp Ấn” bất lợi đối với “Liêm Trinh, Tham Lang” nặng sắc thái ham muốn vật chất; Thiên Tướng thuộc “Tài Âm giáp Ấn” thì bất lợi đối với “Liêm Trinh, Tham Lang” nặng sắc thái tình cảm.
“Liêm Trinh, Tham Lang” có bản chất trung hòa, quân bình, đến vận hạn Thiên Tướng gặp Tả Phù Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt là điểm khai vận, là cơ hội để sáng lập sự nghiệp.
Trong vận hạn “Thiên Đồng, Thiên Lương” “Liêm Trinh, Tham Lang” nặng sắc thái tình cảm sẽ ưa thiên Đồng Hóa Lộc mà không ưa Hóa Kỵ. “Liêm Trinh, Tham Lang” nặng sắc thái ham muốn vật chất ở cung này mà gặp cát tinh, tình huống rối rắm sẽ giảm bớt.
“Liêm Trinh, Tham Lang” rất kỵ đại hạn hoặc lưu niên Thái Dương lạc hãm, hoặc hóa làm sao Kỵ. Nếu Thái Dương nhập miếu, hoặc hóa làm sao Quyền hay sao Lộc là điểm danh thành công toại của “Liêm Trinh, Tham Lang” có bản chất quân bình, dù ở lưu niên, cũng chủ về được đề bạt giới thiệu.
Thái Dương chủ về hướng ngoại, “Liêm Trinh, Tham Lang” vốn cũng không có tính hướng nội. Cho nên lúc Thái Dương hội hợp với các sao cát tường, thông thường là lưu niên đắc ý. Lúc Thái Dương hội hợp với các sao không cát tường, thì đây là lưu niên vì tình cảm mà bộc lộ, hoặc vì ham muốn vật chất mà phạm sai lầm, lúc hội hợp với các sao sát kỵ hình thì chủ về hung họa.
Cung hạn Thiên Cơ độc tọa, sau khi thêm các lưu diệu, xét xem Thiên Cơ mang tính nguyên tắc hay bị tâm trạng hóa mới biết rõ cát hung khi “Liêm Trinh, Tham Lang” đến cung hạn này. Đại khái là, “Liêm Trinh, Tham Lang” nặng ham muốn vật chất sẽ ưa Thiên Cơ có tính nguyên tắc, trong lưu niên này rất nên vạch kế hoạch; “Liêm Trinh, Tham Lang” nặng tính tình cảm cũng ưa Thiên Cơ có tính nguyên tắc, trong lưu niên này có thể quyết định nên giữ hay bỏ về chuyện tình cảm. Nếu đến lưu niên Thiên Cơ bị tâm trạng hóa, cả hai loại người “Liêm Trinh, Tham Lang” đều dễ ra quyết định sai lầm.

0 Response to " “Liêm Trinh, Tham Lang” ở hai cung Tỵ Hợi"

Đăng nhận xét