Thật khó có thể trả lời cho bạn nào hỏi tôi câu này. Việc kinh doanh không phải là một thứ đơn giản với bất cứ người nào, tổ chức nào.
Việc kinh doanh cũng cần hội tụ đủ 3 yếu tố : Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa.
Về vấn đề thiên thời, Có nhiều bạn có thể hiểu chữ "Thiên thời" nghĩa là cơ hội trời cho. Nếu định nghĩa như vậy thì vẫn chưa chính xác lắm, mà còn phải suy rộng ra chữ "Thời" đơn giản là thời gian, thời điểm, ‘’thời vận’’ là khi nào, là bao giờ.
Chữ thiên thời sẽ gồm với thiên mệnh + thời vận dạng như như gặp nước đẩy thuyền, điều này không phải cứ muốn mà có được. Đó là yếu tố ‘’tài thiên’’ con người không thể quyết định mà trong quá trình vận động gặp cơ hội mà phát phú.
Việc kinh doanh cũng cần hội tụ đủ 3 yếu tố : Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa.
Về vấn đề thiên thời, Có nhiều bạn có thể hiểu chữ "Thiên thời" nghĩa là cơ hội trời cho. Nếu định nghĩa như vậy thì vẫn chưa chính xác lắm, mà còn phải suy rộng ra chữ "Thời" đơn giản là thời gian, thời điểm, ‘’thời vận’’ là khi nào, là bao giờ.
Chữ thiên thời sẽ gồm với thiên mệnh + thời vận dạng như như gặp nước đẩy thuyền, điều này không phải cứ muốn mà có được. Đó là yếu tố ‘’tài thiên’’ con người không thể quyết định mà trong quá trình vận động gặp cơ hội mà phát phú.
Thấy người ta nuôi cá trê phi có lời, mình nhảy vào nuôi theo thì lỗ. Sự khác nhau chỉ là, một bên thì tham gia đúng lúc và một bên thì bắt đầu khi đã muộn. Đó là câu chuyện về mô hình kinh doanh phong trào, điển hình của Sài Gòn những năm 1980. Thời đó, ai có sáng kiến thành công là cả xã hội đi theo. Rất tiếc, đa số không hiểu rằng, khi cơ hội kiếm tiền rõ ràng tới mức ai cũng nhìn thấy, thì đó là lúc đã quá muộn để tham gia.
Thị trường chứng khoán những năm 2006-2010 cũng cho nhiều bài học về tầm quan trọng của chữ "Thời". 99% của sự khôn ngoan ở đây chính là "đúng lúc". Những người tham gia thị trường chứng khoán quá sớm thì bị chôn vốn, những người rút chân ra quá trễ thì mất tiền. Ai mua chứng khoán đầu năm 2006 và bán cuối 2007 đều thành công; Ai mua chứng khoán cuối 2007 và bán sau đó đều thất bại.
Thị trường chứng khoán những năm 2006-2010 cũng cho nhiều bài học về tầm quan trọng của chữ "Thời". 99% của sự khôn ngoan ở đây chính là "đúng lúc". Những người tham gia thị trường chứng khoán quá sớm thì bị chôn vốn, những người rút chân ra quá trễ thì mất tiền. Ai mua chứng khoán đầu năm 2006 và bán cuối 2007 đều thành công; Ai mua chứng khoán cuối 2007 và bán sau đó đều thất bại.
Không chỉ trong kinh doanh, "đúng lúc" cũng đặc biệt quan trọng trong cuộc sống. Người xưa nói, 20 tuổi chưa khoẻ thì đừng mong khoẻ, 30 tuổi chưa khôn thì đừng mong khôn. Hay là câu, dạy con phải dạy từ bé. Tất cả đều nhắc nhở: mọi việc phải được thực hiện đúng lúc mới tốt.
Như đã nói ở trên, sự "đúng lúc" không phải do ông Trời thì thầm báo mộng. Chính ta, trước khi quyết định làm việc gì, phải tự trả lời cho các câu hỏi: có sớm quá không, có muộn quá không, có đúng lúc không?.
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần có thông tin và tri thức về "xu thế phát triển tất yếu" của các quá trình tự nhiên và xã hội. Bạn phải có sự hiểu biết về sự vận hành theo chu kỳ của vạn vật.
Như đã nói ở trên, sự "đúng lúc" không phải do ông Trời thì thầm báo mộng. Chính ta, trước khi quyết định làm việc gì, phải tự trả lời cho các câu hỏi: có sớm quá không, có muộn quá không, có đúng lúc không?.
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần có thông tin và tri thức về "xu thế phát triển tất yếu" của các quá trình tự nhiên và xã hội. Bạn phải có sự hiểu biết về sự vận hành theo chu kỳ của vạn vật.
Nếu bạn đi ngược xu thế, là bạn lỗi thời. Nếu bạn đi lạc chu kỳ, là bạn lỗi nhịp. Nếu bạn đầu tư vào một sản phẩm/dịch vụ đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống, là bạn không đúng lúc. Trong tất cả các trường hợp trên, khả năng thành công sẽ không cao.
Với những người quan tâm đến Ngũ Kinh - Tứ Thư, sư phụ tôi nói rằng, nếu hiểu sâu sắc chữ "Thời", ta đã có thể hiểu được 50% kinh dịch. Bát quái là tượng trưng cho 8 tiết chính trong năm: Lập Xuân, Phân Xuân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Phân Thu, Lập Đông, Đông Chí. Những quẻ đầu tiên của Kinh Dịch là nói về khi nào trồng cây gì, nuôi con gì thì tốt.
Tôi muốn nói thêm về từ "Thời cơ". Đây là từ ghép của thời gian và cơ hội. Cơ hội nhỏ thì nhiều, lúc nào cũng có. Nhưng cơ hội lớn lâu lâu mới đến một lần, và quan trọng là nó không đứng lại để chờ bất cứ ai. Thời cơ là cơ hội lớn tồn tại trong nhất thời. Chỉ có người hiểu sâu chữ "Thời", mới có khả năng nắm bắt được cơ hội lớn.
Cách Mạng Tháng Tám (năm 1945) thành công là nhờ Việt Minh đã nắm bắt được một cơ hội lớn ngàn năm có một. Đó là thời điểm Pháp đã đầu hàng Nhật, Nhật mới đầu hàng quân Đồng minh, Chính phủ thân Nhật - Trần Trọng Kim vừa bỏ chạy. Nếu Cách Mạng Tháng Tám diễn ra sớm hơn, chúng ta không thể chiến thắng quân đội Pháp hay Nhật còn đang rất mạnh. Nếu muộn hơn, chúng ta cũng không phải là đối thủ của quân đội Tưởng Giới Thạch, thay mặt Đồng Minh vào áp giải tù binh Nhật. Đó là thời điểm, có thể cướp chính quyền mà gần như chẳng phải đánh nhau với ai. Cơ hội hiếm hoi này chỉ dừng lại trong một khe thời gian rất hẹp. Chỉ có người hiểu chữ "Thời" sâu sắc mới nắm bắt được cơ hội này. Và trong một khe thời gian hẹp như thế, sự kiện Việt Minh huy động được mấy trăm ngàn người xuống đường tham gia khởi nghĩa (trong điều kiện thiếu vắng các phương tiện truyền thông) thực sự là một kỳ tích.
Cá nhân tôi tin rằng, các cuộc khởi nghĩa như Bắc Sơn, Nam Kỳ... thất bại không phải do ông Trời không thương, mà vì những lãnh đạo khởi nghĩa lúc đó không nhận ra, còn quá sớm để khởi nghĩa, giặc Pháp chưa yếu tới mức có thể dùng tầm vông mà chiến thắng.
Gút lại về chữ "Thời", tôi xin nhấn mạnh, "99% của sự khôn ngoan là đúng lúc". Đừng để xảy ra tình huống "lúc cần khôn thì lại ngu, lúc cần ngu thì lại khôn".
Với những người quan tâm đến Ngũ Kinh - Tứ Thư, sư phụ tôi nói rằng, nếu hiểu sâu sắc chữ "Thời", ta đã có thể hiểu được 50% kinh dịch. Bát quái là tượng trưng cho 8 tiết chính trong năm: Lập Xuân, Phân Xuân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Phân Thu, Lập Đông, Đông Chí. Những quẻ đầu tiên của Kinh Dịch là nói về khi nào trồng cây gì, nuôi con gì thì tốt.
Tôi muốn nói thêm về từ "Thời cơ". Đây là từ ghép của thời gian và cơ hội. Cơ hội nhỏ thì nhiều, lúc nào cũng có. Nhưng cơ hội lớn lâu lâu mới đến một lần, và quan trọng là nó không đứng lại để chờ bất cứ ai. Thời cơ là cơ hội lớn tồn tại trong nhất thời. Chỉ có người hiểu sâu chữ "Thời", mới có khả năng nắm bắt được cơ hội lớn.
Cách Mạng Tháng Tám (năm 1945) thành công là nhờ Việt Minh đã nắm bắt được một cơ hội lớn ngàn năm có một. Đó là thời điểm Pháp đã đầu hàng Nhật, Nhật mới đầu hàng quân Đồng minh, Chính phủ thân Nhật - Trần Trọng Kim vừa bỏ chạy. Nếu Cách Mạng Tháng Tám diễn ra sớm hơn, chúng ta không thể chiến thắng quân đội Pháp hay Nhật còn đang rất mạnh. Nếu muộn hơn, chúng ta cũng không phải là đối thủ của quân đội Tưởng Giới Thạch, thay mặt Đồng Minh vào áp giải tù binh Nhật. Đó là thời điểm, có thể cướp chính quyền mà gần như chẳng phải đánh nhau với ai. Cơ hội hiếm hoi này chỉ dừng lại trong một khe thời gian rất hẹp. Chỉ có người hiểu chữ "Thời" sâu sắc mới nắm bắt được cơ hội này. Và trong một khe thời gian hẹp như thế, sự kiện Việt Minh huy động được mấy trăm ngàn người xuống đường tham gia khởi nghĩa (trong điều kiện thiếu vắng các phương tiện truyền thông) thực sự là một kỳ tích.
Cá nhân tôi tin rằng, các cuộc khởi nghĩa như Bắc Sơn, Nam Kỳ... thất bại không phải do ông Trời không thương, mà vì những lãnh đạo khởi nghĩa lúc đó không nhận ra, còn quá sớm để khởi nghĩa, giặc Pháp chưa yếu tới mức có thể dùng tầm vông mà chiến thắng.
Gút lại về chữ "Thời", tôi xin nhấn mạnh, "99% của sự khôn ngoan là đúng lúc". Đừng để xảy ra tình huống "lúc cần khôn thì lại ngu, lúc cần ngu thì lại khôn".
Vậy nếu có cơ hội ‘’thiên thời’’ với một sản phẩm, một dự án … thì hãy suy nghĩ về nó đó là cơ hội rất tốt để cho bạn kinh doanh.
Vấn đề thứ 2 là vấn đề ‘’Địa Lợi’’ , Chữ "Địa lợi" làm cho người ta nghĩ đến những lợi ích liên quan đến đất. Điều này hiểu như câu ‘’đất lành thì chim đậu đất dữ đất nhậu luôn chim’’, thì vẫn còn là thô thiển và chưa đúng. Ví dụ như trong các quốc gia nổi bật nhất châu Á như Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel bạn không thể tìm ra mối liên hệ nào giữa phát triển và lãnh thổ đất đai. Chưa kể, ngày nay trên thế giới, những khu vực mưa thuận gió hoà, đồng bằng phi nhiêu, cây cối tươi tốt lại thường là những khu vực kém phát triển hơn.
Vậy chữ ‘’Địa Lợi’’ sẽ phải hiểu theo thế nào, theo kiến giải của mềnh thì ‘’Địa Lợi’’ là những mặt lợi thế không những về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu mà còn suy rộng ra là những lợi thế về những giá trị vô hình và hữu hình khác như : sự quyết tâm, ý chí con người, kỹ năng chuyên môn, khoa học kỹ thuật, những mối quan hệ xã hội, vị thế xã hội, tiền bạc …
Vậy chữ ‘’Địa Lợi’’ sẽ phải hiểu theo thế nào, theo kiến giải của mềnh thì ‘’Địa Lợi’’ là những mặt lợi thế không những về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu mà còn suy rộng ra là những lợi thế về những giá trị vô hình và hữu hình khác như : sự quyết tâm, ý chí con người, kỹ năng chuyên môn, khoa học kỹ thuật, những mối quan hệ xã hội, vị thế xã hội, tiền bạc …
Mô tả nôm na thế này cho các bạn dễ hình dung : Bạn có một vị trí kinh doanh tốt và bản thân bạn thực sự hiểu được ngành nghề bạn đang kinh doanh là gì và có được rất nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài ( gia đình, bạn bè, chính quyền … ) thì tỉ lệ thành công sẽ luôn cao vượt trội hơn những bạn khác vốn thì ít mà lại muốn đi hít những cơ hội thơm. Trong khi kỹ năng mọi thứ đều là con số 0. Thử hỏi cơ hội thành công của các bạn ấy là bao nhiêu ?
Lấy ví dụ một chuyện là việc mở quán kinh doanh coffee, đó không phải là một cơ hội kinh doanh hay đầu tư mới mẻ với thị trường hiện nay. Vì trên thị trường hiện nay có quá nhiều người kinh doanh mảng dịch vụ này và cạnh tranh cũng khá là khốc liệt.
Với mấy gạch đầu dòng dưới đây thử xem các bạn có đạt những yêu cầu về kinh doanh ngành coffee thức uống này không nhé:
1. Vấn đề tài chính để bạn duy trì từ 3 – 6 tháng.
2. Lựa chọn vị trí địa lý mặt bằng kinh doanh phù hợp ( lựa chọn vị trí sai lỗ sấp mặt )
3. Công thức pha chế, nguyên liệu để cho ra một thứ thức uống ngon ( Đồ uống không ngon không có khách ).
4. Kỹ năng kinh nghiệm, marketing, quản lý : nhân sự, tài chính … (bạn từng trải qua chưa).
Với mấy gạch đầu dòng dưới đây thử xem các bạn có đạt những yêu cầu về kinh doanh ngành coffee thức uống này không nhé:
1. Vấn đề tài chính để bạn duy trì từ 3 – 6 tháng.
2. Lựa chọn vị trí địa lý mặt bằng kinh doanh phù hợp ( lựa chọn vị trí sai lỗ sấp mặt )
3. Công thức pha chế, nguyên liệu để cho ra một thứ thức uống ngon ( Đồ uống không ngon không có khách ).
4. Kỹ năng kinh nghiệm, marketing, quản lý : nhân sự, tài chính … (bạn từng trải qua chưa).
Chưa kể những yếu tố khác, nhưng chỉ với 4 yếu tố đó thôi thì bạn đã tự tin để làm kinh doanh chưa? . Nếu chưa thì hãy suy nghĩ lại trước khi lỗ sấp mặt.
Còn với vốn ít, kinh doanh nhỏ ! Vậy bạn cứ làm đi làm nhỏ rồi mới có kinh nghiệm để làm lớn được.
Còn với vốn ít, kinh doanh nhỏ ! Vậy bạn cứ làm đi làm nhỏ rồi mới có kinh nghiệm để làm lớn được.
Vấn đề thứ 3 là "Nhân hoà" bị nhiều người hiểu thành "đoàn kết nội bộ". Thực ra không phải chỉ là trong nội bộ. Mà Chữ "Hòa" ở đây còn hiểu theo nghĩa hướng ra ngoài chứ không chỉ là hướng vào trong.
’’Hòa khí sinh tài lộc’’, quan hệ giữa các quốc gia thường có hai tình huống cơ bản: Chiến hay hoà. Quan hệ trong kinh doanh có hai hình thức cơ bản: Cạnh tranh hay hợp tác. "Buôn có bạn - bán có phường" là bản chất của chữ "Hòa" trong kinh doanh.
’’Hòa khí sinh tài lộc’’, quan hệ giữa các quốc gia thường có hai tình huống cơ bản: Chiến hay hoà. Quan hệ trong kinh doanh có hai hình thức cơ bản: Cạnh tranh hay hợp tác. "Buôn có bạn - bán có phường" là bản chất của chữ "Hòa" trong kinh doanh.
Rõ ràng hợp tác luôn quan trọng hơn cạnh tranh, hòa luôn quan trọng hơn chiến.
Khi ta còn nhỏ, hợp tác sẽ giúp ta tiến bộ. Khi ta đã lớn mạnh, hợp tác giúp ta củng cố vị thế. Cuộc sống không giống trò chơi sấp ngửa, tôi thắng thì anh phải thua. Những người thông minh, có thiện chí sẽ biết cách tìm ra các tình huống win-win thông qua hợp tác.
Cạnh tranh là cần thiết, nhưng đó phải là sự cạnh tranh lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và cải tiến quản lý. Cạnh tranh lành mạnh, về lâu dài không mâu thuẫn với sự hợp tác cùng phát triển.
Ví dụ hiện nay, quan điểm của Việt Nam và nước láng giềng phương Bắc có một số khác biệt. Việt Nam chọn đối sách hòa hoãn, đôi khi yêu thế hơn để lựa chọn giải pháp hòa bình quan trọng hơn chiến tranh. Chỉ có hoà bình mới mang lại cuộc sống bình yên cho người dân Việt Nam và mới giữ yên cái ghế cho các ông lãnh đạo.
Nhiều vị ở hải ngoại cứ hô hào đánh nhau nhưng nếu có đánh nhau thì chắc gì các vị ấy liệu có về quê hương cầm súng hay lại đứng ngoài vỗ tay ‘’phà ui đánh hay quá, chết vui quá‘’ !.
Chiến tranh tệ hơn đó là trò chơi sấp ngửa, kẻ mất người còn. Người dân chẳng được lợi lộc gì trong một cuộc chiến tranh ( trừ khi họ xâm lược ta bắt buộc phải chiến tranh tự vệ ) hoặc phe chủ chiến đi xâm chiếm một quốc gia khác với mưu đồ chính trị và kinh tế, nói tóm lại là dân đen chẳng được cái mịa gì ngoài chết chóc đau thương .
Một vị tướng La Mã cổ đại đã từng thốt lên sau một chiến thắng: chỉ cần thêm một vài chiến thắng như thế này, chúng ta sẽ tiêu vong ( đó là triết lý của đánh người thiệt mình ).
Thú thực, khi nghe ai đó phát biểu "Chúng ta sẽ thành công thế này thế kia... vì có cả Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà", tôi chẳng hiểu gì!. Có thể họ cũng không hiểu, nhưng vẫn thích dùng, vì nó làm cho các bài diễn văn tăng thêm phần trang trọng.
Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa không phải là sáo ngữ. Nó là một chỉ dẫn sâu sắc các vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn chiến lược (hay những dự án quan trọng). Trước khi quyết định làm một việc lớn, chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi: Có đúng lúc không? Chúng ta có những lợi thế gì? Nên hợp tác như thế nào để thành công.
Khi ta còn nhỏ, hợp tác sẽ giúp ta tiến bộ. Khi ta đã lớn mạnh, hợp tác giúp ta củng cố vị thế. Cuộc sống không giống trò chơi sấp ngửa, tôi thắng thì anh phải thua. Những người thông minh, có thiện chí sẽ biết cách tìm ra các tình huống win-win thông qua hợp tác.
Cạnh tranh là cần thiết, nhưng đó phải là sự cạnh tranh lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và cải tiến quản lý. Cạnh tranh lành mạnh, về lâu dài không mâu thuẫn với sự hợp tác cùng phát triển.
Ví dụ hiện nay, quan điểm của Việt Nam và nước láng giềng phương Bắc có một số khác biệt. Việt Nam chọn đối sách hòa hoãn, đôi khi yêu thế hơn để lựa chọn giải pháp hòa bình quan trọng hơn chiến tranh. Chỉ có hoà bình mới mang lại cuộc sống bình yên cho người dân Việt Nam và mới giữ yên cái ghế cho các ông lãnh đạo.
Nhiều vị ở hải ngoại cứ hô hào đánh nhau nhưng nếu có đánh nhau thì chắc gì các vị ấy liệu có về quê hương cầm súng hay lại đứng ngoài vỗ tay ‘’phà ui đánh hay quá, chết vui quá‘’ !.
Chiến tranh tệ hơn đó là trò chơi sấp ngửa, kẻ mất người còn. Người dân chẳng được lợi lộc gì trong một cuộc chiến tranh ( trừ khi họ xâm lược ta bắt buộc phải chiến tranh tự vệ ) hoặc phe chủ chiến đi xâm chiếm một quốc gia khác với mưu đồ chính trị và kinh tế, nói tóm lại là dân đen chẳng được cái mịa gì ngoài chết chóc đau thương .
Một vị tướng La Mã cổ đại đã từng thốt lên sau một chiến thắng: chỉ cần thêm một vài chiến thắng như thế này, chúng ta sẽ tiêu vong ( đó là triết lý của đánh người thiệt mình ).
Thú thực, khi nghe ai đó phát biểu "Chúng ta sẽ thành công thế này thế kia... vì có cả Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà", tôi chẳng hiểu gì!. Có thể họ cũng không hiểu, nhưng vẫn thích dùng, vì nó làm cho các bài diễn văn tăng thêm phần trang trọng.
Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa không phải là sáo ngữ. Nó là một chỉ dẫn sâu sắc các vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn chiến lược (hay những dự án quan trọng). Trước khi quyết định làm một việc lớn, chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi: Có đúng lúc không? Chúng ta có những lợi thế gì? Nên hợp tác như thế nào để thành công.
- Hưng Nguyễn -
0 Response to "Lại chém về Kinh Doanh: Anh ơi ! Em kinh doanh cái gì thì hợp ?"
Đăng nhận xét