Tại Sao Những Người Có Lá Số Giống Nhau Nhưng Số Phận Khác Nhau

Ta lại tự hỏi: cơ thể con người là thống nhất, lục phủ ngũ tạng ở trong mình là tự người mẹ sinh ra, tất cả cùng giờ sinh thế mà chỉ có gan mọc khối u còn những tạng phủ khác thì không bị. Vậy giữa chúng quả thực có sự khác nhau rất lớn. Trong khoa tử vi chúng ta thường nghe những thắc mắc, cụ thể là: “Trong cùng một giờ, một ngày, một tháng, một năm có hàng vạn vạn người sinh ra, không lẽ cuộc đời họ cũng giống nhau ư”?

1. Luận về mệnh vận con người

Có người nói: “Tôi cực lực phản đối thuyết con người có mệnh vận” và người đó nêu ra một số lý do để chứng minh quan điểm của mình là đúng. Ví dụ, nếu có người nói con người có số mệnh, thế thì những người sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, cùng giờ, cùng phút, cùng giây vì sao chỉ có một người làm vua. Người này lại đặt câu hỏi: “Trong một đất nước nói chung có rất nhiều người giờ sinh như nhau, mệnh vận của họ nên giống nhau mới đúng, tại sao lại không giống”?
Luận điểm của anh ta rất rõ ràng, chỉ cần cùng thời gian sinh thì mệnh vận sẽ như nhau, không thể khác nhau hoặc phân thành suy vượng được.
Ta tự hỏi: mỗi ngày cùng là “ngày” cả, thế tại sao còn có xuân hạ thu đông, có nóng lạnh khác nhau? Ðất cũng là cùng một quả đất, vì sao có chỗ nước, chỗ không, chỗ cao, chỗ thấp? Cùng một mảnh đất, cùng một hạt lúa, cùng trồng sáu tháng vì sao có cây cao, cây thấp? Cũng một cành cây, tại sao có quả to, quả nhỏ? Thân thể con người là một khối thống nhất, tại sao công năng của lục phủ, ngũ tạng lại có cái mạnh, cái yếu, có cái tốt, cái xấu?
Ta lại tự hỏi: cơ thể con người là thống nhất, lục phủ ngũ tạng ở trong mình là tự người mẹ sinh ra, tất cả cùng giờ sinh thế mà chỉ có gan mọc khối u còn những tạng phủ khác thì không bị. Vậy giữa chúng quả thực có sự khác nhau rất lớn. Trong khoa tử vi chúng ta thường nghe những thắc mắc, cụ thể là: “Trong cùng một giờ, một ngày, một tháng, một năm có hàng vạn vạn người sinh ra, không lẽ cuộc đời họ cũng giống nhau ư”?

Lá số giống nhau nhưng số phận khác nhau, tử vi có đúng không?

Là một người nghiên cứu về Tâm linh, Tử vi, Phong Thủy, Tướng số, tôi đã tập hợp những nghiên cứu của các nhà khoa học trong các lĩnh vực trên giải mã những câu hỏi này để bạn đọc tham khảo và hiểu đúng về Tử Vi.

2. Xét về các yếu tố tạo nên sự khác biệt trong cùng một lá số Tử Vi

2.1. Câu hỏi thắc mắc

Khi xem tử vi là có rất nhiều người sinh cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng cùng năm, 60 năm thì chu kỳ lại còn lặp 1 lần, như vậy thì cuộc đời của họ có giống nhau hay không? Một người đã hỏi tôi rằng: “vậy hai người sinh cùng giờ, ngày, tháng, năm và cùng một khu vực thì có cuộc đời giống nhau hay không”?
Như vậy, câu hỏi này lại phải vận dụng đến phương pháp xem tướng và Phong Thủy để xét đoán vận mệnh.
Theo phương pháp xem lá số, tướng mạng và phong thủy, con người có cấu tạo, cốt cách cấu thành khác nhau sẽ có số phận, do đó, cuộc đời hoàn toàn không giống nhau.Cả hai câu hỏi này xin trả lời chung là:

2.2. Giải đáp các yếu tố tạo nên sự khác biệt của câu hỏi
a. Lá số của người đó và lá số của những người thân liên quan

Tử vi là một bộ môn khoa học mang tính tổng kết xác suất cũng như chiêm nghiệm trong thời gian dài. Trong quá trình nghiên cứu, rất nhiều học giả uyên bác, nhiều thầy tử vi vĩ đại đều nhận định những lá số giống nhau chỉ có những điểm tương đồng, tuyệt nhiên không thể giống nhau 100% vì có quá nhiều biến số (những người thân trong gia đình, Nhân tướng học, phong thủy mồ mả và nhà ở, đức năng thắng số… ) tác động vào và đây là những biến số lớn nhất.
- Nếu xung quanh bạn đều là những lá số đẹp, từ bố mẹ, anh chị em đến ông bà, cụ kỵ tổ tiên thì đương nhiên phúc phần và những gì tốt đẹp của những lá số kia sẽ ảnh hưởng tích cực đến lá số của bạn, dù lá số của bạn có xấu cỡ nào thì cũng vì hưởng phúc phần mà tốt lên rất nhiều.

b. Theo nhân tướng học và di truyền học

Khi sinh ra do tác động của gen di truyền dòng tộc nên tướng mạo và hình dáng của mỗi người khác nhau. Câu kinh điển khi xem nhân tướng là: “Tướng tùy tâm sinh, tâm tùy tướng diệt”, cũng như chỉ tay hay nét mặt, khí sắc đều thay đổi khi tâm tĩnh mà tích đức làm việc thiện. Những khác nhau về nhân tướng học của mỗi người không giống nhau nên số phận mỗi người khác nhau. Tóm lại:
Tướng mặt, vân tay không giống nhau,
Cốt tướng của người khác nhau.
Gen di truyền của mỗi người không hoàn toàn giống nhau.
Hoàn cảnh, điều kiện gia đình của mỗi người khác nhau.

c. Luật Nhân quả và Luân hồi

Việc này nghe có vẻ hết sức mơ hồ và có màu sắc mê tín dị đoan, nhưng nếu bạn nào theo Phật hoặc tìm hiểu về đạo Phật, cũng như đạo Mẫu và thờ cúng tổ tiên đều sẽ chứng kiến những người sinh ra phải chịu nghiệp của cả dòng họ do những việc của tiền kiếp hoặc những người họ hàng từ nhiều đời trước gây ra tạo nghiệp.

d. Phong thủy ngũ hành, mồ mả và nhà ở

Lá số tử vi là định mệnh có sẵn khi sinh ra nên không thay đổi được (chiếm 60% cuộc đời) nhưng còn 40% cuộc đời là do tướng diện, phong thủy, mồ mả, nhà ở, đồ dùng, cách ăn mặc và cách tu nhân tích (cụ thể có thê xem bài Luận về số phận và cách cải số đã đăng ngày 9/07/2013).

đ. Đức năng thắng số

Nếu lá số của mình xấu mà mình toàn tâm cải số, biết xấu mà tránh, biết phát huy điểm mạnh, biết dựa vào những điểm nổi trội của mình và dùng phong thủy cải số, để vươn lên thì sẽ có kết quả hơn hẳn những người có lá số đẹp mà ỷ lại hoặc cố tình lao vào con đường làm hại người khác hay ăn chơi trác táng.

3. Giải mã các yếu tố tạo nên sự khác biệt của người có cùng lá số 
3.1. Cung Phúc tốt hay xấu sẽ tạo nên sự khác nhau

a. Cung Phúc tốt xấu

Một câu hỏi khác: “Vận số của một người vốn là trường thọ, sống đến ngoài bảy mươi. Tại sao chỉ mới ngoài hai mươi là đã gặp tai nạn mà chết”?
Điều này đã chép ngay phần đầu của “Tử Vi Kinh”, trong bài phú “Tử Vi cốt tủy” như sau: “Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ do phúc trạch cát hung” (Thương, tang, hình, khổn, hạnh, lạc, hỉ, hoan, Thị tại vận hành hung cát)
Chìa khóa của khoa Tử Vi là do câu trên. Khi xem số Tử Vi, thông thường tín nam, tín nữ chỉ chú ý đến những cung Mệnh, Tài, Quan cùng vận hạn. Ít người chú ý đến cung Phúc cũng như cung Tật Ách. Thật ra, cung Phúc rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến ba cung Phu Thê, Tài Bạch, Thiên Di là lẽ đương nhiên. Nó gần như khống chế toàn cuộc đời về: giàu nghèo, thọ yểu, sang hèn, vinh nhục, sầu thảm và khổ cực. Tùy theo cung Phúc tốt hay xấu mà biết đương số giàu hay nghèo, sống thọ hay chết yểu, sang hay hèn, cuộc đời bi ai hay toại chí, đắc thế…
- Cung Phúc bao gồm nhiều yếu tố cuộc đời như Phu Thê, Tài Bạch, Thiên Di. Cung Phúc chủ yếu ứng vào ngôi mộ mà đương số được hưởng phúc. Ngoài ra cung Phúc còn chịu ảnh hưởng của âm đức tích được hồi tiền kiếp của đương số, âm đức của phụ mẫu, huynh đệ, thê tài… Nếu hiện tại đương kiếp tích được nhiều âm đức thì cung Phúc giải được những khắc phá (nếu có) để trở nên tốt hơn. Như vậy, những người cùng số, có cuộc đời hao hao giống nhau, nhưng tùy theo cung Phúc mà phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ khác nhau.

b. Tại sao số là giàu nhưng giàu vẫn có sự khác nhau

Như hai đứa trẻ cùng số, (sinh cùng một giờ) nhưng thời ấu thơ sống với phụ mẫu, vận số phải chịu ảnh hưởng bởi vận số của phụ mẫu. Nếu phụ mẫu giàu sang, thì dù số đứa trẻ xấu vẫn được ấm no sung sướng. Còn như phụ mẫu cô bần, thì dù số đứa trẻ tốt vẫn phải chịu cảnh cơ hàn lúc nhỏ tuổi. Đó là “vận con phải thua vận cha”.
Từ đó, ta suy ra “Vận nhà không bằng vận làng,vận làng không bằng vận châu”. Rộng hơn chút nữa, một người ở trong làng, dù số tốt hay xấu cũng phải chịu chung số phận của cả làng. Tỷ như hai người cùng có số giàu. Một người sống trong làng giàu, thì của cải nhiều hơn hẳn. Còn người sống trong làng khó, thì chỉ giàu so với người trong làng, nghĩa là kha khá vậy thôi. Giàu có mỗi làng khác nhau nên giàu có mỗi người có cùng lá số khác nhau.
Trong tử vi lá số như nhau nhưng số phận khác nhau việc này được giải thích thông qua cung Phúc Đức, Cung này ảnh hưởng đến 11 cung còn lại. Phúc ở đây bao gồm Phúc của tổ tiên và Phúc của tự mình tạo ra, cho nên Phúc của mọi người là khác nhau, dẫn đến lá số tuy giống nhau nhưng cuộc đời sẽ khác nhau.

3.2. Tại sao số là trường thọ nhưng lại chết sớm?

a. Một câu hỏi khác được đặt ra là: “Vận số của một người vốn là trường thọ, sống đến ngoài bảy mươi. Tại sao chỉ mới ngoài hai mươi là đã gặp tai nạn mà chết”? Có khá nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân là khi người ta đi cùng thuyền, cũng giống như ở cùng làng, nếu hơn phân nửa người trong thuyền tận số thì thuyền đắm. Số còn lại bị chết oan theo. Trường hợp này gọi là “uổng tử” (chết vô can, chết oan). Những người chết oan theo dạng này rất tội, hồn oan vất vưởng nơi cõi thế, trở thành “uổng tử quỷ”, không được đi đầu thai ngay mà phải chờ đến khi đúng số mới được nhập âm tào.
Tuy vậy, nếu như đương số có nhiều âm đức, hoặc được phúc tinh chiếu mệnh, quý nhân phò trợ thì không đến nỗi chết oan, bất quá hao tài tán của vậy thôi.
Ví dụ điển hình: Có nhiều người phúc lớn khi máy bay rơi xuống biển, toàn bộ người trên máy bay đều tử nạn nhưng có đứa trẻ vẫn sống sót ngồi tên cái ghế trong mấy ngày giữa biền và được cứu sống. Có những trường hợp xe lao xuống vực, một số người chết, một số người bị thương, một số người vô sự. Những người tới số thì chết, người chưa tới số thì chết hay bị thương, người chưa tới số và có phúc đức thì binh an vô sự. Nhìn chung, số mạng con người cũng tùy theo phúc lớn hay nhỏ sẽ được giải cứu.
Lại có câu: “Vận châu không bằng vận nước, vận nước không bằng vận thiên hạ”. Rộng hơn nữa, một châu không có người chết, nhưng vận nước có binh ách, hay thiên tai như lũ quét, động đất, sóng thần, châu huyện ấy cũng chịu chung số phận, ắt có nhiều người chưa tới số nhưng vẫn phải chết và trở thành oan hồn.

b. Phân tích lý giải 

Nếu tìm hiểu sâu về tử vi, các bạn sẽ tự chiêm nghiệm được những lời trên. Những người nói trên là người gặp năm hạn, tức vào những năm có đại hạn hay tiểu hạn, nếu phúc lớn thì tai qua nạn khỏi phúc kém thì tử vong hay thương tật. Xem vận hạn thấy “Nhân sinh hữu mạng”, con người sinh ra đều có ngày giờ, tháng năm ứng vào sự vận hành của các vì sao trong Thiên Hà. Đối với mỗi cá nhân, vào mỗi độ tuổi đều chịu ảnh hưởng của sao năm đó chiếu mệnh mà gặp phải vận hạn lớn nhỏ khác nhau. Nhưng không phải những người cùng tuổi, cùng lá số tử vi thì gặp vận hạn như nhau mà còn phụ thuộc vào yếu tố nhân quả. Theo đó, nếu làm nhiều điều thiện thì những tiêu chí hạn xung sẽ được giảm đi. Còn nếu làm nhiều điều xấu thì yếu tố vận hạn xung sẽ lại tăng lên. Khi gặp phải sao hạn xấu, người ta thường phải tìm cách cúng sao giải hạn. Tuy không thể hoàn toàn đổi từ xấu sang tốt nhưng cũng phần nào giảm thiểu sự rủi ro kém may mắn trong năm.

4. Giải mã theo phong thủy, ngũ hành, mồ mả và nhà ở

Những người cùng giờ sinh, vì sao mệnh lại không giống nhau? Nguyên nhân rất nhiều, không có cách nào để giải thích cho rõ ràng, tỉ mỉ được. Tôi chỉ nói vắn tắt như sau:

4.1 Sinh ra ở những Phương vị khác nhau

Phương Nam là Hỏa, phương Đông là Mộc, phương Bắc là Thủy, phương tây là Kim. Người mệnh Hỏa nhưng sinh ở phương Nam là tốt, phương Bắc là xấu vì phương Nam là đất Hỏa vượng, phương Bắc bị Thủy khắc cho nên người sinh ở phương Bắc sẽ không như người sinh ở phương Nam dù cùng mệnh Hỏa. Từ đó, số mệnh sẽ khác nhau.

4.2 Bản mệnh của đương số và người thân tương sinh, tương khắc nhau

Năm mệnh của bản thân, năm mệnh của phụ mẫu khác nhau. Năm mệnh của anh chị em cũng khác nhau. Năm mệnh hôn nhân khác nhau. Năm mệnh của con cái và số con đều khác nhau.
Vì năm mệnh của những người trong gia đình khác nhau, mức độ ngũ hành sinh khắc sẽ khác nhau, do đó ảnh hưởng đối với con người cũng sẽ khác nhau. Ví dụ có một người mệnh Mộc, cha mẹ đều là mệnh Kim, đều khắc anh ta. Có người tuy cũng là mệnh Mộc, nhưng cha mẹ đều là mệnh Thủy, thủy sinh mộc, lại làm vượn cho anh ta. Người bị khắc cuộc sống sẽ không thuận, người được tương sinh cuộc sống sẽ thuận.

4.3 Mộ tổ, nhà ở khác nhau, phương vị khác nhau

Ngày xưa đã có câu: “Nhất mộ, nhì phòng (nhà ở), tam bát tự” tức là nói mệnh vận tốt, xấu của một người. Thứ nhất, quyết định ở phong thủy phần mộ ông cha tốt hay xấu. Thứ hai, quyết định ở phong thủy của nhà ở; Thứ ba, quyết định ở sự sắp xếp tổ hợp của tứ trụ. Cho nên, cho dù ngày giờ sinh giống nhau, nhưng phần mộ tổ tiên và nhà ở không hoàn toàn giống nhau được.Vì vậy để có số tốt người ta phải đi tìm long mạch để đặt mộ phần cho Tổ Tiên và tìm đất có phong thủy tốt để làm nhà ở.

4.4 Ðiểm sáng của Sao chỉ có một

Vào giờ sinh có một sao là chủ. Tuy có hàng nghìn, hàng vạn người cùng giờ sinh, nhưng điểm sáng của Sao trực ban quyết không phải người nào cũng nhận được. Trong một giờ sao đó sẽ đi được một góc 30 độ. Nếu điểm sáng của sao này chiếu đúng vào nhà một người nào đó (Vuông góc), đúng lúc người mang thai đang sinh, người đó có thể sẽ là hoàng đế, còn những người khác thì không làm nổi hoàng đế.

5. Những người sinh đôi thường là cùng giờ sinh, vậy số mệnh họ có giống nhau không?
5.1 Hiện tượng người sinh đôi số mệnh khác nhau

Trong thực tế nhiều cặp sinh đôi cùng cùng giới tính, cùng giờ, ngày, tháng, năm. Tên lá số Tử vi của hai người giống nhau 100% nhưng cuộc đời không mấy gì giống nhau, nếu không muốn nói là chỉ giống nhau hình dáng, chung cha mẹ và gen di truyền, còn lại số mạng thì lại rất khc1 nhau.

5.2 Giải mã điều này như thế nào? 

Khoa Tử vi căn cứ vào ngày tháng năm sinh, giờ sinh để lập lá số cho mỗi người nên Tử vi chỉ định hai lá số sinh đôi cùng giới hoàn toàn giống nhau nhưng cuộc đời thì nhiều khi định lượng khác nhau. Giống như điểm xét tuyển vào đại học là 16 điểm thì người 15 điểm sẽ rớt Đại học phải vào Cao đẳng, còn 16 điểm thì đỗ vào Đại học. Cùng vào đại học có ngành lấy 20 đểm, có ngành chỉ 18 điểm nhưng xét trên mặt định tính thì thật là chẳng khác nhau bao nhiêu.
Giải mã điều này phải dùng tử vi kết hợp Kinh Dịch và Tâm Linh để giải thích. Nếu chỉ dùng tướng số hoàn toàn không thể giải thích được vì tướng mạo và các thông số của hai người sinh đôi bao giờ cũng giống nhau rồi. Theo phương pháp tử vi cho rằng, cuộc đời con người có những điểm đến hạn mà tại đây tùy vào cá nhân mà số mệnh số mạng hai người sinh đôi này có thể bước sang những ngã rẽ khác nhau. Lý do này được giải thích như sau:

a. Giải thích theo Kinh Dịch, Âm Dương

Nếu cả hai sinh vào ngày Dương (ngày 1, 3, 5, 7…), người ra trước sẽ là anh, là chị thì anh chị là số dương (số 1), hai số cùng Dương sẽ mạnh hơn, tốt hơn. Người sinh thứ hai sẽ là Âm ngày 2, 4, 6… (số 2) sẽ yếu hơn, xấu hơn theo đúng quy luật dương thịnh, âm suy. Nếu cả hai sinh vào ngày âm, người ra trước sẽ là anh, là chị thì anh chị là số dương (số 1), ngày Âm nên sẽ yếu hơn, xấu hơn. Người sinh thứ hai sẽ là âm (số 2) âm với âm sẽ làm cho âm thịnh dương suy. Khí âm mạnh hơn nên người em sẽ mạnh hơn, tốt hơn anh chị.

b. Giải thích theo khoa học Tâm linh 

Theo khoa học Tâm linh thì một cơ thể khi sinh ra luôn có hai phần là Thể xác và Linh hồn. Một bào thai chứa hai đứa trẻ thì có hai linh hồn khác nhau cùng trú ngụ và hai linh hồn đầu thai là hai linh hồn có tiền kiếp khác nhau. Có người tiền kiếp của họ tốt thì khi ra đời sẽ có phúc lớn, linh hồn thứ hai có tiền kiếp xấu hơn thì phúc phần sẽ kém hơn. Điều này chỉ được thể hiện rõ sau 30 tuổi, khi người đó lấy chồng và sinh con thì mạng chồng vợ và con sẽ tác động đến số của người sinh đôi có cùng lá số.
Một điều cần lưu ý là vì hai linh hồn của kiếp trước khác nhau nên tính nết của hai trẻ song sinh sẽ khác nhau và dấu vân tay của chúng cũng khác nhau.

c. Giải thích theo lá số và Ngũ hành

Từ khi lấy chồng và sinh con thì cuộc đời người đó sẽ gắn liền với chồng/ vợ và các con. Lá số của chồng/ vợ và các con sẽ khác nhau, nếu người chồng có lá số tốt thì người phối ngẫu sẽ tốt theo, người phối ngẫu có lá số xấu thì người kia sẽ ảnh hưởng theo. Một lý do khác là Người con sinh ra vào năm xung với mạng và ngũ hành với cha mẹ thì cha mẹ cũng ảnh hưởng như cha mẹ mạng Hỏa, con mạng Thủy là xung khắc, còn người song sinh kia có người hôn phối và các con có ngũ hanh tương sinh thì tốt hơn như Con mạng Thủy, cha mẹ mạng Mộc, Thủy sinh Mộc thì cha mẹ may mắn. Vì vậy mà cuộc đời 2 người song sinh này chỉ khác nhau chút ít nhưng đã có những số phận khác nhau chưa kể sau khi sinh ra mỗi người lại học tập và làm việc tại các khu vực khác nhau.

d. Giải thích theo Âm dương thuận nghịch

Nếu cặp song sinh là một nam và một nữ thì lá số của họ khác nhau, theo cách lập lá số nam thuận nữ nghịch trở thành hai lá số khác nhau không phải bàn nữa. Nếu bào thai người sinh ba, bốn hay năm thì sẽ có bấy nhiêu linh hồn khác nhau của tiền kiếp đầu thai nên những đứa trẻ này sẽ khác nhau về tính cách và dấu vân tay. Vì vậy số phận cuộc đời mỗi người sẽ khác nhau.

Kết luận

Trong tử vi lá số như nhau nhưng số phận khác nhau việc này được giải thích thông qua cung Phúc Đức, Cung này ảnh hưởng đến 11 cung còn lại. Phúc ở đây bao gồm Phúc của tổ tiên và Phúc của tự mình tạo ra, cho nên Phúc của mọi người là khác nhau, dẫn đến lá số tuy giống nhau nhưng cuộc đời sẽ khác nhau. Trên thực tế, một thầy giỏi phải biết kết hợp cả tử vi và xem tướng kết hợp cùng với xem chỉ tay hoặc cùng với các bộ môn khoa học khác như phong thủy, tâm linh thì mới đưa ra được đáp án gần chính xác nhất về số phận của một người. Sau khi biết về số mệnh người đó thì dùng phong thủy để cải lá số tử vi cho tốt hơn.

Nguồn: GS.TS Cao Ngọc Lân 


Phép đoán tiểu hạn trên lá số xét gốc Đại hạn và các sao lưu niên

Bài viết của Phong Nguyên

Ai mới học tử vi cũng có một thắc mắc chung là tiểu hạn cứ 12 năm lại trùng với nhau nghĩa là trở lại cung cũ, như thế làm sao có thể tìm ra được những dị biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau, đành rằng ai cũng biết là phải căn cứ vào gốc đại hạn và các sao lưu động cùng một vài yếu tố thay đổi từng năm, nhưng phải phối hợp cách nào để tìm ra được những yếu tố khác nhau mới là khó khăn, rắc rối. Vì vậy, trong bài hôm nay, tôi thử đưa ra một số nhận xét để giúp quý bạn có một khái niệm về việc luận đoán tiểu hạn mà theo tôi là phần khó khăn nhất, và trước đây tôi đã đề cập tới một cách khái quát rồi.

Gốc đại hạn

Yếu tố làm cho các tiểu hạn trung nhau thành ra khác biệt nhiều là do gốc đại hạn thay đổi, vì khi đoán tiểu hạn điều tiên quyết là phải xét đến đại hạn lúc đó được coi như là một cung Mệnh thứ hai di động có ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt cho tiểu hạn, nhưng ta vẫn không thể quên lãng cung Mệnh khi giải đoán. Để cho được linh động và bớt khô khan tôi tránh việc nêu ra các nguyên tắc và chỉ nêu ra dưới đây nhiều thí dụ điển hình:

- Nếu đại hạn có Liêm Tham hãm địa (tại Tỵ, Hợi) mà tiểu hạn có Địa không, Địa kiếp, Thiên không thì sự nghiệm hoạnh phát, nhất là khi được Địa không, Địa kiếp đắc địa (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) chỉ vì Liêm Tham hãm địa rất cần gặp Không (chính trong cuốn Tử vi đẩu số Tân biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang cũng có nêu ra điểm này khi bàn đến bộ Sát Phá Liêm Tham hãm tại cung Quan lộc mà quý bạn vô tình không biết áp dụng cho cả đại tiểu hạn). Cũng trong trường hợp tiểu hạn trên, nếu gặp Đại hạn có Thiên Phủ hoặc Tử vi thì thực đáng buồn chỉ chờ ngày khuynh gia bại sản hoặc mất chức…nhất là khi có thêm Tuần, Triệt án ngữ (là yếu tố làm lợi thêm cho Liêm Tham hãm), vì Tử Phủ sợ nhất gặp Không Vong và Tuần, Triệt. Ngoài ra, ta vẫn phải xét đến Mệnh nữa, vì khi đại tiểu hạn tương hợp với nhau rồi nếu được thêm Mệnh hỗ trợ thêm mới đáng gọi là hanh thông thuận lợi, còn ngược lại vẫn giảm đi nhiều. Tỷ dụ như Mệnh có Vũ Sát tại Mão mà gặp được đại hạn Liêm Tham hãm và tiểu hạn Không Kiếp, Thiên không như trên thì còn gì hay bằng vì tất cả nhóm sao đó tương trợ lẫn nhau chặt chẽ. Còn trường hợp Mệnh có Thiên Phủ (tức là Mệnh ở Dậu) với đại tiểu hạn như trên thì chưa thể hanh thông được hoặc nếu có phát lên mạnh thì đương số cũng đau khổ, bực dọc trong tâm hồn vì nằm trong môi trường trái ngược với tư thế của mình, không khác gì một ông quan tòa mà phải đứng đầu một đảng cướp hoặc một nhóm buôn lậu quốc tế, như thế càng thành công càng thấy lương tâm cắn rứt, mặc dầu bề ngoài thật là thịnh vượng và có uy tín.

Khi Đại hạn có Nhật Nguyệt miếu vượng tại Mão và Hợi mà gặp tiểu hạn có Thiên Không, Thiên Hư và cung nhập hạn lại vô chính diệu thời tiền tài và công danh rất ngon lành, vì Nhật Nguyệt rất ưa cung vô chính diệu để rọi chiếu vào cho sáng sủa nhất là có thêm Thiên Không quét sạch mây mù và có Thiên Hư làm cho bầu trời thăm thẳm thực là đẹp biết bao! Ngay cả khi có Tuần, Triệt án ngữ cũng vẫn hanh thông vì Nhật Nguyệt khi chiếu gián tiếp (tức là ở đại hạn ảnh hưởng cho tiểu hạn) không hề sợ Tuần, Triệt mà có khi còn nhờ hai sao nầy làm tăng sự tốt đẹp cho cung vô chính diệu nhập tiểu hạn nữa. Ngoài ra, dù có thêm Không, Kiếp (bất luận miếu vượng hay hãm) nhập hạn cũng phát đạt như thường vì Không Kiếp không hại gì cho Nhật, Nguyệt. Nhưng với tiểu hạn như trên, nếu đại hạn gặp Thiên Phủ hội Song Lộc thì kết quả ngược hẳn lại, không lụn bại thì cũng không làm sao phát đạt nổi. Gặp trường hợp như thế nhiều người mới học tử vi hẳn phải thắc mắc không hiểu tại sao tiểu hạn trước mình phát mạnh mẽ mà tiểu hạn sau cũng vào cung đó lại xuống đến đất đen, nhất là cứ yên trí đại hạn có Thiên Phủ hội Song Lộc thì tiền để đâu cho hết…Bây giờ ta lại phải xét đến Mệnh xem có gì mâu thuẫn hoặc thuận lợi cho đại tiểu hạn hay không: nếu trường hợp đầu (tức là đại hạn Nhật Nguyệt và tiểu hạn Thiên không, Thiên Hưu và cung nhập hạn vô chính diệu) mà được cung Mệnh cũng vô chính diệu hoặc có Phá quân cư Thân) thì năm đó rất thuận lợi, vì Phá quân rơi vào hạn có những sao trên không có gì trái ngược, cũng ví như một người liều lĩnh, thủ đoạn dữ dằn gặp được môi trường làm ăn bất chính (như buôn lậu) thì dễ thành công rực rỡ. Nếu Mệnh có Cơ, Lương hoặc Tử, Phủ thì tuy hợp với Đại hạn Nhật, Nguyệt nhưng lại kỵ tiểu hạn Không Vong, Không Kiếp, Tuần, Triệt cho nên năm đó cũng khó thành công.

- Nếu đại hạn có Xương, Khúc, Khôi Việt, Quan Phúc, Hóa Khoa, mà tiểu hạn lại gặp Hỏa Linh, Không Kiếp, Tuần, Triệt, Hóa Kỵ, Kình, Đà là ta đã thấy ngay sự mâu thuẫn, trái ngược giữa hai nhóm sao đó vì một bên toàn là sao chủ về văn học, tư cách thông minh, một bên chủ về dữ dằn, phá hoại, ngăn trở, lao động về chân tay, như thế làm sao có thể hanh thông được. Riêng trường hợp này, rất cần phối hợp với Mệnh. Nếu Mệnh có Liêm Tham hãm địa hoặc có Vũ Sát hay Cơ Lương (nhưng 2 cặp sao sau không thuận lợi bằng Liêm Tham vì chúng rất sợ Tuần Triệt) thì năm đó không đáng ngại, cũng ví như người thợ máy tới lúc được bổ túc thêm phần kỹ thuật của mình (tỷ dụ như học thêm một khóa chuyên môn nào đó).

Còn trường hợp Mệnh có Thiên Tướng, Thiên Lương…thì tuy rất hợp với đại hạn đó nhưng tiểu hạn hoàn toàn bất lợi, nếu có đi thi tất rớt, có mưu cầu chức phận gì cũng bị cản trở. Do đó, nếu Mệnh và tiểu hạn tương hợp với nhau rồi phải có Đại hạn làm trung gian kết hợp mới tốt đẹp, cũng ví như người mai mối giữa hai họ nhà trai và nhà gái nếu thân thiết với cả hai bên thì người đó sẽ cố tác thành cho cặp trai gái, còn trường hợp không ưa một bên nào là thế nào cũng gây mâu thuẫn. Xem như vậy quý bạn thấy đoán tiểu hạn quả thực rất uyển chuyển vì phải kết hợp quá nhiều yếu tố.

Qua những thí dụ nêu trên, quý bạn hẳn đã có một khái niệm về sự khác biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau (cùng một cung). Đây mới chỉ căn cứ vào gốc đại hạn chứ chưa xét tới những yếu tố thay đổi khác, mà tôi xin nêu ra dưới đây:

Các sao Lưu niên (hoặc Phi tinh)

Nếu muốn giải đoán tinh vi về tiểu hạn hơn, ta cần căn cứ vào các sao lưu niên mà một số nhà tử vi quen gọi là phi tinh là các sao không thể an sẵn trên lá số nhưng cứ mỗi năm ta cần ghi thêm bằng bút chì trên lá số nếu muốn đoán kỹ lưỡng thêm, để biết những điểm dị biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau. Các phi tinh thông thường là Lộc tồn, Kình Đà, Thái tuế, Thiên Mã, Khốc Hư, Tang Hổ, Khôi Việt mà cách an có ghi trong nhiều sách tử vi nên tôi không nêu ra đây nữa. Nhiều nhà tử vi khi an Lưu Thái Tuế hoặc Lưu Lộc Tồn thường an luôn cả các sao khác thuộc chùm đó, nhưng theo tôi nghĩ thì chỉ cần xét đến các phi tinh nêu trên, cũng đủ vì những sao còn lại không giúp được nhiều cho việc giải đoán mà còn có khi làm ta phân vân không biết đi tới kết luận nào. Ngoài ra, trong các phi tinh kể trên, Lưu Thái Tuế cần được chú trong nhiều nhất vì nó luôn luôn tọa thủ tại cung của năm nhập hạn (tức là địa bàn, còn lưu tiểu hạn là thiên bàn).

Tôi lại cũng xin nêu ra nhiều thí dụ điển hình dưới đây chứ không thể nêu ra nguyên tắc giải đoán được:

- Khi đại hạn có Cự môn hãm địa hội Phục binh, Tuế phá, tiểu hạn lại có Cô Quả, Tang Hổ, Kình Đà, Hỏa Linh, Thái tuế mà Lưu Thái tuế lại gặp Thiên Hình, Hóa Kỵ, Kình hoặc Đà lưu niên (nhất là Kình hãm địa) thời ta có thể quyết đoán là đương số bị tù tội hoặc bị đánh đập khá nặng, nếu không cũng phải đau yếu nguy nạn. Nếu lưu Thái tuế không gặp Kình hoặc Đà, tức là Lưu Lộc tồn chạy sang cung khác, thì bao nhiêu sự nguy nan cũng chỉ còn một phút. Do đó quý bạn thấy mỗi 12 năm là Lộc tồn lưu niên lại thay đổi vị trí, kéo theo Kình Đà luôn chứ không thể nào cho rằng địa bàn nhập hạn luôn luôn giống nhau mỗi 12 năm.

- Nếu đại hạn có Hóa Khoa, Quang Quý (Sửu Mùi), tiểu hạn có Xương Khúc, Khôi Việt mà Lưu Thái Tuế lại gặp phi tinh Khôi Việt Hồng Hỉ thì thuận lợi nhất về công danh, đi thi chắc chắn phải đậu, nhất là khi thấy Mệnh có Thiên Lương, Thiên Tướng đắc địa hội Tả Hữu, Quyền Lộc nữa. Nhiều khi tiểu hạn hơi xấu mà Lưu Thái Tuế hội nhiều sao tốt đẹp vẫn được hanh thông, tuy vẫn có trở ngại lúc đầu, tỷ dụ như thi đậu kỳ nhì, hoặc buôn bán thua lỗ đầu năm nhưng giữa năm trở đi lại phát tài.

- Về phương diện Lưu Thiên Mã, nhiều nhà Tử vi cho rằng những người nào Mệnh, hoặc Thiên Di hay “Thân” cư tại Dần Thân Tỵ Hợi hay phải di chuyển, xuất dương, xuất xứ vì Thiên Mã cố định luôn luôn ở 4 cung đó và cả Thiên Mã lưu niên cũng vậy. Còn đối với những người khác, nhất là những người có cách làm việc cố định không bao giờ quý bạn nên đoán là họ sẽ thay đổi công việc mỗi khi gặp Lưu Thiên Mã vì cứ vài năm thế nào chẳng gặp trực tiếp hoặc gián tiếp Lưu Thiên Mã hoặc Thiên Mã cố định. Đối với những người này phải có thật nhiều yếu tố thay đổi mới có thể đoán được, tỷ dụ như đại hạn có Thiên Đồng, Thiên không rồi tiểu hạn có Mã cố định gặp Lưu Thiên Mã, mà lại phải chiếu về cung thuộc về mình, tức là Mệnh, Quan lộc, Tài bạch, Thiên Di, “Thân” chứ nếu chiếu về Phụ Mẫu, Tử tức thì cũng vẫn chưa thể quả quyết được. Ngoài ra, còn cần 2 đại hạn liền nhau thật khác nhau, để cho có sự thay đổi mạnh mẽ mỗi khi chuyển đại hạn.

Sau hết, ngoài các phi tinh kể trên, ta còn cần chú trọng đến Lưu Tuần, Triệt mà ít sách đề cập tới mặc dầu rất quan trọng (Cách an 2 sao lưu động này cũng như cách thông thường, tỷ dụ như năm nay Giáp Dần thì Tuần ở Tý Sửu và Triệt ở Thân Dậu). Thực thế, nhiều khi Lưu Tuần, Triệt còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn Tuần Triệt cố định, nếu luận đoán về tiểu hạn. Tỷ dụ như cung nhập hạn có Tử Phủ cư Thân hội nhiều sao tốt đẹp và hợp với đại hạn cũng như Mệnh nhưng vẫn không thấy hanh thông, đó cũng chỉ vì Lưu Tuần hoặc Lưu Triệt đã án ngữ làm mất gần hết cách tốt đẹp đó đi. Nhưng gặp trường hợp hạn quá xấu nếu may mắn được Lưu Tuần, Triệt án ngữ thời vẫn có thể chắc qua khỏi được. Như vậy quý bạn thấy mỗi tiểu hạn trùng nhau đã có khá nhiều yếu tố khác nhau.

Thời gian

Sau hết, ta cần phải lưu ý đến yếu tố thời gian tuy không có tính cách lý thuyết về tử vi, nhưng nhiều khi ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc giải đoán. Tỷ dụ như:

- Hai sao Tả Hữu thường thường chỉ ứng nghiệm trong thời đương số còn trẻ vì có trẻ mới hăng say hoạt động cho phù hợp với đặc tính của Tả Hữu, chứ khi đã lớn tuổi dù có muốn tích cực chăng nữa Tả Hữu cũng “già nua” rồi khó lòng giúp cho đương số được phong độ như trước. Về sao Đào Hồng cũng tương tự như vậy, nếu nằm trong những đại hạn ta còn thanh niên mới đúng môi trường chứ từ 60 tuổi trở đi 2 sao đó không những không giúp ích gì lại còn làm cho ta yếu đuối thêm và có khi đưa đến tận số. Còn sao Triệt thì từ năm 30 tuổi trở đi cũng bớt hẳn ảnh hưởng đi, nếu cung nhập hạn từ 30 năm trở về trước đang tốt trở thành xấu vì Triệt án ngữ thì từ 30 năm trở về sau phải đoán là tốt nếu gặp sao đó nữa.

- Về các hung tinh (như Kình Đà, Hỏa Linh, Không Kiếp) nói chung thường hay hoạt động sớm nếu ở Đại hạn thì hay ứng vào mấy năm đầu và ở tiểu hạn ứng vào đầu năm, nhất là khi gặp chính tinh có ảnh hưởng sớm (tức là bắc đẩu tinh). Hoặc có khi trong đại hạn còn trẻ bị hung tinh này quấy phá nhưng đến đại hạn cách đó mấy chục năm sau cũng gặp hung tinh đó sự phá hoại lại quá nhẹ.

Qua các thí dụ trên, quý bạn hẳn nhận thấy việc đặt ra nguyên tắc hoặc hệ thống để giải đoán tiểu hạn rất khó thực hiện vì có quá nhiều yếu tố kết hợp không giống nhau và để kết luận tôi chỉ xin nhắc quý bạn là sự tốt xấu của tiểu hạn không phải hoàn toàn do đặc tính tốt xấu của các sao nhập hạn mà do sự tương hợp giữa tiểu hạn, đại hạn và Mệnh Thân.

KHHB số 74E2

Nguyên tắc An Sao Lưu

Theo sách vở để lại thì sao lưu gồm có Lưu Thái Tuế, Tang Môn, Bạch Hổ, Thiên Khốc, Thiên Hư, Lộc Tồn, Kình, Đà, Mã và chỉ lưu theo năm mà thôi. Việt Viêm Tử thì lưu sao theo năm đã thêm vào: lưu Vòng Thái Tuế, Thiên Không, Quán Sách, Vòng Lộc Tồn, Vòng Tràng Sinh, Khôi Việt

Ngoài hai cách an sao lưu trên, nhiều người đã an thêm nhiều sao khác, và không những an sao lưu theo năm mà còn an sao lưu theo tháng, ngày hoặc giờ nữa. Vấn đề an sao lưu được thực hiện để chi tiết hóa sự giải đoán vì ví dụ nếu không an sao lưu theo ngày thì làm sao ta có thể tìm ra sự khác biệt giữa các ngày 1, 13, 25 của một tháng nào đó?

Ta có thể an sao lưu căn cứ vào Can và Chi của năm (nếu an sao lưu theo năm), tháng (nếu an sao lưu theo tháng), ngày (nếu an sao lưu theo ngày) và giờ. Nguyên tắc chung thì ta vẫn sử dụng cách an sao như an sao cố định. Cần phân loại cách an sao cố định căn cứ vào Can Chi:

An theo chi: vòng Thái Tuế, Thiên Không, Nguyệt Đức, Long Trì, Phượng Cát, Giả i Thần, Thiên Khốc, Thiên Hư, Thiên Mã, Hoa Cái, Kiếp Sát, Cô Thần, Quả Tú, Phá Toái, Đào Hoa, Hồng Loan, Thiên Hỉ

An theo can: Lộc Tồn, Kình, Đà, Lưu Niên Văn Tinh, Quốc Ấn, Đường Phù, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà, Thiên Trù, Triệt An theo can chi kết hợp: hành nạp âm, Tuần

An theo chi tháng: Tả Hữu, Địa Giải, Thiên Giải, Thiên Hinh, Riêu - Y

An theo chi tháng và ngày: Tam Thai, Bát Tọa

An theo chi giờ: Không Kiếp, Thai Cáo, Xương Khúc

An theo chi giờ và ngày: Ân Quang, Thiên Quí

An theo can năm, tháng, ngày, giờ: các chính tinh bao gồm vòng Tử Vi và Thiên Phủ, Tứ Hóa (Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ)

An theo can năm và giới tính: vòng Bác Sĩ

An theo can năm, tháng, giờ: cục

An theo can năm, tháng, giờ, giới tính: vòng Tràng Sinh

An theo chi năm, giờ, giới tính: Hỏa, Linh

An theo chi năm, tháng, giờ: Đẩu Quân, Thiên Tài, Thiên Thọ

An cố định: La, Võng, Thương, Sứ

Sau đây là một số khác biệt khi an sao lưu

An sao lưu thuộc vòng Bác Sĩ

Lưu Bác Sĩ luôn luôn đồng cung với lưu Lộc Tồn. An vòng sao lưu Bác Sĩ thì cần xác định tính thuận nghịch của vòng sao này. Có hai cách có thể áp dụng:

Cách một: căn cứ vào tính Âm Dương của Can và phân biệt đối tượng là nam hay nữ : Dương Nam Âm Nữ thì an theo chiều thuận, Âm Nam Dương Nữ thì theo chiều nghịch. Ví dụ như gặp lá số của Nam nhân và Can của thời gian coi là Dương thì đây là trườ ng hợp Dương Nam an theo chiều thuận, nếu là Nữ thì là Dươ ng Nữ lại an theo chiều nghịch. Nguyên tắc an sao lưu như vậy phù hợp với cách an sao cố định

Cách hai: căn cứ Âm Dương của Can: can dương thì an thuận, can âm thì an nghịch. Nguyên tắc an sao như vậy thì mâu thuẫn vớ i cách an sao cố định vì không có sự phân biệt giới tính Nam Nữ khi an. Việt Viêm Tử sử dụng cách này

An sao lưu Trường Sinh

Trường Sinh trong Tử Vi được an luôn luôn căn cứ vào hành nạp âm. Có hai cách an:

Cách một: căn cứ vào hành nạp âm để xác định cung khởi Tràng Sinh rồi từ đó an vòng Lưu Tràng Sinh theo chiều thuận. Cung khởi được xác định như sau:

Hành Mộc khởi tại Hợi, Kim tại Tỵ, Hỏa tại Dần, Thủy Thổ tại Thân. Cách an này giống như cách xác định vòng Tràng Sinh căn cứ vào ngũ hành bản Mệnh Cách hai: căn cứ vào hành n ạp âm và âm dương của can hay chi để xác định cung khới của sao Tràng Sinh sao cho Mộ luôn tại tứ mộ và dương thì an thuận, âm thì an nghịch cho các sao thuộc vòng này. Như vậy Dương Mộc khởi tại Hợi, an thuận

Âm Mộc khởi tại Mão, an nghịch

Dương Hỏa khởi tại Dần, an thuận

Âm Hỏa khởi tại Ngọ, an nghịch

Dương Kim khởi tại Tỵ, an thuận

Âm Kim khởi tại Dậu, an nghịch

Dương Thủy hoặc Thổ thì khởi tại Thân, an thuận Âm Thủy hoặc Âm Thổ thì khởi tại Tí, an nghịch Việt Viêm Tử sử dụng cách này

An Tứ Hóa

Tứ Hóa cố định được an căn cứ vào Can và chính tinh hoặc Tả Hữu, Xương Khúc trong đó T ả Hữu đượ can theo tháng, Xương Khúc được an theo giờ. Có nhiều quan điểm về lưu Tứ Hóa:

Quan điểm 1: không an lưu Tứ Hóa vì Tứ Hóa được an theo chính tinh hoặc Tả Hữu, mà chính tinh thì không có sao lưu tương ứng, còn Tả Hữu thì phải biết tháng mới xác định vị trí và Xương Khúc thì cần biết giờ mới an được thành ra không thể an Lưu Tứ Hóa theo năm hoặc tháng, ngày.

Quan điểm 2: không an lưu Tứ Hóa theo năm, tháng hoặc ngày, chỉ lưu Tứ Hóa theo giờ bằng cách căn cứ vào năm tháng ngày giờ coi để an sao lưu 14 chính tinh và Lưu Tả Hữu, Lưu Xương Khúc rồi an Lưu Tứ Hóa giống như các an Tứ Hóa cố định. Nếu chấp nhận quan điểm này thì cần phải chấp nhận lưu Mệnh và lưu Thân

Quan điểm 3: an lưu Tứ Hóa căn cứ vào can và chính tinh cố định hoặc Tả Hữu,

Xương Khúc cố định. Cách an sao lưu thì giống như cách an sao Tứ Hóa cố định.

Cách an này có điểm vô lý là khi coi lưu tháng thì có lưu Tả Hữu nhưng mà Lưu Tứ Hóa lại không được an theo Lưu Tả Hữu mà lại an theo Tả Hữu cố định

Vận dụng trong giải đoán

Sao Lưu chỉ có giá trị tạm thời trong thời gian ta an sao nên chỉ có ảnh hưởng gia giảm tốt xấu trong hạn đó mà thôi. Khi sao Lưu trùng với sao cố định hoặc kết hợp với sao cố định thành bộ thì ảnh hưởng gia tăng, ví dụ như Lưu Kình Dương gặp Kình Dương hoặc Đà La. Sao Lưu xuất hiện trong cung nào thì ảnh hưởng lên cung đó, ví dụ như xuất hiện tại Phụ Mẫu thì ta có thể coi như là sao lưu đó được an trong lá số trong thời gian đó, phương pháp giải đoán thì sử dụng cách phối hợp như là sao cố định. Số lượng sao lưu sử dụng tùy theo kinh nghiệm của mỗi người nhưng qua kinh nghiệm có những sao lưu cần phải thêm không thể bỏ qua như Lưu Triệt, Lưu Song Hao.

Nếu dùng hệ thống 9 sao lưu của Thái Thứ Lang:

Phải xét thành hai mảng: chi và can. Chi có tuế, tang, hổ, khốc, hư, mã. Can có Kình Đà và Lộc. Cách tốt có 2 cách là: tuế lộc và mã lộc. Còn lại là cách xấu. Xem giáng vào cung nào cung đó hưởng. Còn những năm mà tuế lộc hoặc lộc mã đều không hội, thì xem Tuế có gặp lộc tồn cố định không, Lộc có gặp Mã cố định không, nếu có cũng coi là tốt.
Còn các cách xấu như Tang Hổ thì phải có Kình Đà kích phát mới coi là xấu, không có thì bình thường.
Thành cách rồi, xem có hội tụ vào vận không hay chỉ vào cung nào đó mà không phải mệnh thân đại tiểu vận. Nếu trúng vận thì coi là nổi trội, nếu k trúng vận mà hội vào cung nào đó, thì cung đó cũng có sự kiện.
Tử vi là sự cộng hưởng các yếu tố, rõ rệt thì thành sự kiện, không rõ rệt thì lờ mờ k đoán được.
Đó là toàn bộ cách dùng 9 sao lưu.

Nếu dùng 9 sao lưu thì nên chú trọng LNĐV của Thái Thứ Lang và coi đó là Đại Vận di động, hoặc gọi là Đại Vận cũng được. Và buộc phải dùng tiểu vận chứ không dùng cung lưu thái tuế. Xem kĩ hai cung tiểu vận và LNĐV nếu mà xấu thì vận năm đó xấu. VD. Năm 1997 lá số Bảo Đại LNĐV trùng tiểu vận vào cung mùi, có Lưu Thiên Hư gặp Thiên Hư cố định, lại có Lưu Kình đồng cung kích phát nên coi năm đó là xấu.

Nếu dùng thái tuế không dùng tiểu vận thì cũng không dùng được LNĐV, vì không ai so chuyển động của bánh trước và bánh sau xe đạp cả.

Phép xem của TTL thì dùng 9 sao lưu cùng 2 cung tiểu vận và LNĐV xem tốt hay xấu trước. Sau đó cái tốt hay xấu đó liên quan tới cung có Lưu Thái Tuế. Bất kể cung Lưu Thái Tuế tốt hay xấu
Phan Tử Ngư thì dùng vận sinh nhật, còn TTL không nhắc gì, tùy chú nghiệm lý. Anh thì k dùng tiểu vận mà dùng Thái Tuế và Lưu Hóa đã thành thiện dụng, nên k quen tiểu vận. Những cái trên là kinh nghiệm anh thấy hữu ích cho người xem tử vi theo TTL thôi.
Lưu cung phải phân biệt được can chi, nếu k là loạn, tốt nhất k nên ham, đi xe phân khối bé mà chịu khó thì cũng đến đích.

Sao Thái Tuế

Hành: Hỏa
Loại: Phù Tinh, Hình Tinh
Đặc Tính: Lý luận, quan tụng, thông minh, sắc bén
Tên gọi tắt thường gặp: Tuế

Sao chủ của vòng sao Thái Tuế gồm 12 sao theo thứ tự: Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù.


Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Mệnh

Tính Tình

Cung Mệnh có sao Thái Tuế thì có tài ăn nói, nói năng lưu loát, hoạt bát, giỏi về tranh biện, lý luận, biện chứng, có tài về khoa kiện tụng.

Công Danh Tài Lộc

Có lợi về công danh cho những nghề nghiệp cần dùng đến khoa ngôn ngữ như trạng sư, giáo sư, chính trị gia.

Phúc Thọ Tai Họa

Hay bị nói xấu, chỉ trích, công kích, cãi vã, bút chiến.
Hay bị kiện cáo.
Sao Thái Tuế bao giờ cũng hội chiếu với Quan Phù, chỉ sự báo oán vì mích lòng, kiện thưa vì lời nói chạm tự ái. Đây là hậu quả của tính nhiều chuyện, tính chỉ trích, nói xấu, gieo thù oán.

Thái Tuế nếu gặp Sát tinh: Tổn thọ, tổn danh, tổn tài hay bị kiện cáo, báo thù, tai nạn. Tóm lại, Thái Tuế là sao chủ về lời nói và những hậu quả tốt xấu do ngôn ngữ mà có.

Những Bộ Sao Tốt

Thái Tuế, Xương Khúc, Khôi Việt: năm sao này kết thành bộ văn tinh rất đẹp cho việc học hành, thi cử, làm quan.

Những Bộ Sao Xấu

Thái Tuế, Hoa Cái hay Thái Tuế , Hóa Kỵ: Ăn nói kiêu kỳ, mất cảm tình.
Thái Tuế, Đào, Hồng: Bị phụ tình, cô độc, thất tình.
Thái Tuế, Thiên Hình: Bị tai bay vạ gió, có thể bị kiện, bị tù.
Thái Tuế, Đà La, Hóa Kỵ: Người quê kệch, ngu độn; gây ngăn trở công việc hại đến quyền thế, tài lộc.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Phụ Mẫu

Trong nhà thiếu hòa khí hay có sự tranh chấp. Cha mẹ và con không hợp tánh nhau. Nếu Thái Tuế gặp thêm nhiều Sát Tinh, nhất là Đà, Kỵ xâm phạm, cha mẹ xa cách nhau. Gia đình ly tán. Ngoài ra, cha mẹ thường hay gặp tai họa, đáng lo ngại nhất là mắc kiện cáo.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Phúc Đức

Không được hưởng phúc, trong họ thiếu hoà khí, thường có sự tranh chấp lẫn nhau.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Điền Trạch

Thái Tuế nếu gặp các sao tốt như Tam Thai, Bát Tọa, Tả Phù, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, thì nhà cửa vững vàng. Đi với các sao xấu như Thiên Hình, Thiên Riêu, Địa Không, Địa Kiếp, Kình Dương, Đà La, Đại Hao, Tiểu Hao, lận đận về nhà cửa, xích mích, bị lừa.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Quan Lộc

Thường làm các nghề chủ về dùng lời nói, lý luận, hoặc nghề có liên quan đến pháp luật như nghề luật sư, giáo sư, thẩm phán, trưởng tòa. Nếu làm chính trị, thiên về đối lập, hay chỉ trích và bị chỉ trích trong nghề nghiệp.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Nô Bộc

Ra ngoài có nhiều tham vọng, ưa thích chơi với người có chức cao quyền rộng, hay kén chọn bạn bè. Người làm nghề nhà giáo có cách này, nếu có nhiều sao tốt, thì học trò của mình sau này công danh rực rỡ, làm nổi tiếng cho thầy.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Thiên Di

Thái Tuế ở cung Thiên Di thì hay bị miệng tiếng khẩu thiệt trong việc giao thiệp, hay bị kiện cáo, cãi vã với người ngoài.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Tật Ách

Hay bị chuyện thị phi, kiện cáo, tù tội, đánh đập, mổ xẻ, tai nạn dọc đường.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Tài Bạch

Đi với sao tốt thì dễ kiếm tiền, nói ra tiền. Đi với sao xấu như Đà La, Hóa Kỵ, Địa Không, Địa Kiếp thì hay gặp sự tranh chấp về tiền tài, dù có kiếm tiền nhanh, có lợi bất ngờ cũng hay sinh tai họa, rủi ro.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Tử Tức

Con cái không hợp tính cha mẹ.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Phu Thê

Vợ chồng bất hòa, hay cãi vã, lắm lời, có thể ly dị, ly hôn, nếu gặp sao xấu, trừ phi vợ hay chồng hành nghề luật sư, thẩm phán.
Nương tựa nhau, dính dấp nhau nhiều vì quyền lợi, danh tiếng, địa vị, dư luận, ảnh hưởng bên ngoài rất nặng vào đời sống riêng tư.

Ý Nghĩa Thái Tuế Ở Cung Huynh Đệ

Anh chị em trong gia đình tuy có sự khắc khẩu, khác chí hướng, nhưng vẫn có sự giúp đỡ qua lại, trong anh chị em có người cô độc, đau bệnh.

Thái Tuế Khi Vào Các Hạn

Có cãi vã, đôi chối trong năm đó, có đi dạy học.
Bị thất tình, cô độc.
Nên cần cẩn thận khi lập gia đình.
Hạn gặp sao Thái Tuế thì hay sinh ra quan tụng, khẩu thiệt, ở Cung Mệnh thì thời vận gian truân vất vả.
Gặp sao Đà La, Kiếp Sát, là hạn ra ngoài lắm tai nạn, nguy hại đến tính mạng.
Ở Cung Dần hoặc Cung Dậu mà gặp sao Thái Tuế, Thiên Hình, Kình Dương thì hay gặp chuyện thị phi, tai bay vạ gió, khẩu thiệt, tai tiếng, tù tội.


CÁCH GIÀU QUA NHỮNG SAO SỞ HỮU TÀI SẢN

A. CÁCH GIÀU QUA CÁC CUNG:

Phú là một cách quan trọng cho đời người. Vì vậy, la số Tử Vi dành rất nhiều cách, cục để nói về phú, qua các cung và rất nhiều sao. Mặt khác, thường khi phải xem cả lá số nhười phối ngẫu, vợ hay chồng, để biết tình trạng giàu nghèo nói chung của gia đình.

Về các cung, có những cung mô tả cách giàu của mình. Có cung chỉ cách giàu tiền, có cung chỉ cách giàu ruộng đất.

1. Cung Phúc đức:

Cung này chỉ tài sản của dòng họ, thường là của ông bà, xa hơn là tổ phụ
Cung Phúc tốt là điềm có di sản. Di sản mà lớn lao thì mới bảo đảm được sinh kế dễ thở lúc thiếu niên, giúp cho tuổi trẻ khỏi bị bận tâm về vấn đề sinh nhai. Mặt khác, cung Phúc tốt sẽ giúp con người có của ngay từ lúc mới chào đời. Khéo giữ của thì của đó bành trướng thêm và là yếu tố căn bản cho việc làm giàu. Người giàu nhờ di sản chẳng bao giờ bắt đầu bằng con số không. Tài sản thụ hưởng đó có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản do mình tạo lập về sau vì cung Phúc chiếu thẳng vào cung Tài. Vì vậy người ta nói cung phúc tốt là có của Trời cho.

2. Cung Phụ Mẫu:

Cung này chỉ tài sản của cha mẹ. Nếu có nhiều sao tốt, nhất là sao tài thì cha mẹ dư dả, có thể giúp đỡ cho mình một cách đáng kể, nhất là trong giai đoạn lập nghiệp buổi đầu. Sỡ dĩ như thế là vì cung Phụ mẫu bao giờ cũng tiếp giáp cung Mệnh, ngụ ý rằng, đương sự vốn phải sống nhờ cha mẹ, ít nhất là trong buổi thiếu thời. Nếu cung Phụ mẫu tốt thì nếp sống đó hạnh thông, giúp con người bước vào đời bằng một số vốn nào đó chứ không phải bằng hai bàn tay trắng. Mặt khác, liên hệ giữa hai cung Phụ mẫu và Mệnh còn rõ ràng hơn nếu cung Mệnh được nhị hợp với cung Phụ mẫu.

3. Cung Mệnh:

Về mặt tài sản, cung này chỉ khả năng thụ hưởng và khả năng tạo sản của mình. Nếu Mệnh tốt, đương số có triển vọng thụ hưởng sản nghiệp thừa tự và nhờ đó bành trướng thêm của cải khác.
Duy cung Mệnh không mấy quan trọng về mặt tạo sản bởi lẽ cung này ứng vào lúc thiếu niên, lúc con người đang tập sự vào nghề, đang đầu tư vào nghề nghiệp sau này, chưa đến lúc thụ hưởng lợi lộc của nghề nghiệp mang lại. Tuổi niên thiếu là tuổi tiền tiêu nhiều hơn là làm ra tiền.
Dù sao, nếu cung Mệnh có sao tốt, thì sự đầu tư có triển vọng đắc lợi về sau, hoặc là sẽ sớm có được của cải trong thời gian đang học nghề.

4. Cung Thân:

Cung Thân tượng trưng cho hậu vận, tức từ khoảng 30 tuổi trở đi. Đây mới là giai đoạn tạo sản, là thời kỳ mà nhân đắc dụng và sáng tạo nhất. Nếu Thân tốt thì tạo và hưởng được sản nghiệp, đủ nuôi thân và có thể nuôi gia đình, thân thuộc. Hơn nữa, Thân còn có thể xem là cung Tài thứ hai, vì cung Thân có ý nghĩa đa diên, bao hàm công danh, tài sản, gia đạo v..v..
Trong trường hợp Thân cư Tài, sự tạo sản sẽ tích cực hơn: con người nỗ lực xây dựng của cải, ha, kiếm tiền, bị chi phối nhiều bởi xu hướng làm giàu, thích tiền của, điền sản hơn là quyền tước, công danh. Bấy giờ, nếu cung Tài tốt, đương số dễ thành đại phú.
Trong trường hợp Thân đóng ở cung khác , những hay dở của cung này sẽ có tiếng dội trên của cải. Nếu ở cung Phu Thê, cái hay của cung này nhất định có lợi cho việc tạo của, bằng sức lực, công lao hay di sản của vợ chồng. Nếu cung Di tốt đẹp, thì bấy giờ thời thế sẽ thuận lợi cho việc làm ăn nhất là ở phương xa.
Tóm lại, cung Phúc và cung Phụ là tài sản thiên định cung Thân là tài sản nhân tạo của hiện kiếp và báo hiệu tài sản của hậu kiếp trong đời con cháu . Vì vậy cung Tài mới tiếp giáp và ảnh hưởng vào cung Tử.

5. Cung Tài:

Tài ở đây chỉ tiền bạc, bất đọng sản, quí kim, cổ phẩn, trương mục, tiền tích trong tủ, trong ngân hàng, tiền để dành và tiền đầu tư.
Nếu hai cung Mệnh và Thân mô tả nếp sống tổng quát của con người trong hai đoạn tiền vận và hậu vận, thì cung Tài mô tả chi tiết tình trạng tài chính, nhất là trong giai đoạn hậu vận (khả năng kiếm tiền, giữ tiền, mức độ giàu nghèo, nguyên nhân hao phí...). vì tiền bạc thường tích tụ vào lúc con người lập thân, cho nên cung Tài và cung Thân có nhiều liên hệ mật thiết, đặc biệt khi Thân cư Tài.
Một điểm cần lưu ý là ngày nay, cung Tài chứa một nội dung và nhiều hình thái phong phú hơn ngày xưa. Thủa xưa, tài chỉ tiền bạc, vàng mà thôi. Còn ngày nay, nhờ sự phát triển ngành ngân hàng và nới rộng mậu dịch, cung Tài còn chỉ cả trương mục, cổ phần, mà giá trị còn hẳn cao hơn hiệu kim tích trữ.

6. Cung Điền:

Theo quan niệm xưa, nặng vè nông nghiệp, chữ Điền TRạch chỉ nhà và đất (ruộng, vườn), do di sản hay do mua sắm. Nhưng ngày nay, nhờ sự bành trướng của kỹ nghệ và tiện nghi vật chất, cung Điền còn chỉ luôn xí nghiệp, sản phẩm biến chế, hoa mầu trên mặt đất và khoáng sản dưới lòng đất, đồng thời chỉ cả máy móc, xe cộ dính liền với các bất động sản đó. Cho nên chữ Điền ngày nay phong phú hơn chữ Điền ngày xưa.
Cung Điền tốt chỉ có nhiều bất động sản và động sản liên hệ. Thông thường cái tốt của Điền phản ánh hoăc ảnh hưởng đến cái tốt ở cung Tài. Lý do là có tiền mới sắm được bất động sản lớn. Tài là yếu tố của Điền, Điền là thể hiện của Tài, theo một hàm số liên hệ nhân quả. Nếu cả hai cung đều tốt thì là phú gia địch quốc.

7. Cung Quan:

Cung này bao gồm bổng lộc do chức tước hay nghề nghiệp tạo ra, cho nên bổ túc cho hai cung Tài và Điền. Cung Quan càng có thêm ý nghĩa tài sản nếu Thân cư Quan.
Theo quan niệm xưa, cung này chỉ quan trọng cho phái nam. Duy quan niêm này đang thay đổi vì trong xã hội hiện nay, phụ nữ ngày càng có nhiều địa vị xã hội, có nghề nghiệp và sinh kế riêng, bổ túc cho sinh kế của chồng. Vì vậy, xem số phụ nữ có địa vị, phải để ý thêm cung Quan. Mặt khác, cung Thê của nam số cũng góp phần bổ túc ý nghĩa tài sản của vợ, trong trường hợp người vợ có nghề nghiệp riêng.

8. Cung Di:

Phần lớn những nhà giàu có của nhờ gặp thời. Vì thế cung Di góp phần khá quan trọng cho việc lập nghiệp.
Trong trường hợp Thân cư Di mà được cung Di tốt đẹp, ý nghĩa này càng rõ rệt. Đặc biệt là cung này có tài tinh, sao may mắn, sao trợ tài. Bấy giờ, khả năng của đương số sẽ không quan trọng bằng sự hên may của thời vân.

9. Các cung Hạn:

Trong lá số, bất cứ cung nào cũng có thể là cug hạn (đại hạn 10 năm, tiểu hạn từng năm một). Các cung hạn ghi nhận những biến cố, những thay đổi về mọi phương diên trong đó có phương diện tài sản. Tuy cung hạn bị đóng cung trong cung Thân, cung Mệnh, cung Tài, song nếu gặp cung hạn tôt, tài vận vẫn có thể khá lên được, dù cung Mệnh, Thân hay Tài, Điền tầm thường.
Trong khi bốn cung Tài, Điền, Quan, Phúc nói lên tình trạng tổng quat thì các cung Hạn đi vào chi tiết của vấn đề tài sản. Cụ thể như cung Hạn cho biết năm đắc tài, năm nào hao của, nguyên nhân của việc thủ đắc hay hao tán v.v...

B. CÁCH GIÀU QUA CÁC SAO:
CÁCH GIÀU PHẢI CÓ CÁC ĐIỀU KIỆN SAU ĐÂY:

- phải có chính tinh miếu, vương địa đóng ở các cung liên hệ đến tài sản, nhất là Tài và Điền. Nếu đó là tài tinh thì càng hay. Nếu có nhiều tài tinh đồng cung ở đấy càng tốt đẹp nữa. Đó là hai trường hợp gọi là thuận vị.
- phải được Âm, Dương sáng sủa chiếu vào hai cung Tài, Điền;
_ phải có phụ tinh tốt, nhất là tài tinh đóng ở hai cung Tài, Điền hay ít ra ở những cung Mệnh, Thân, Phúc, Quan. Nếu tài tinh hay cát tinh đắc địa thì càng tốt thêm;
- phải có sao giữ của đóng ở những cung Tài, Điền, Quan, Di, Mện, Thân;
- phải có sao hưởng của ở những cung tài sản hay ở Mênh, Thân, Phúc, Quan;
- phải có sao di sản ở những cung này;
- phải tránh các hao tinh, sát tinh, hung tinh, hình tinh. Nếu không các loại sao này phải đắc địa hoặc có sao giải đi kèm thì sức phá sẽ giảm nhẹ;
- cát và tài tinh phải tránh hai sao Tuần, Triệt mới bảo toàn hiệu lực cho cát tinh và tài tinh được.
Trong trường hợp cung Tài, Điền không có chính tinh thì phải có những điều kiện dưới đây bổ túc:
- có tứ Không, tam Không hay ít ra nhị Không, tức là các sao Tuần, Triệt, Địa Không và Thiên Không. Bốn sao này một phần tọa thủ, một phần họi chiếu;
- có Thái Âm, Thái Dương sáng sủa chiếu vào cung vô chính diện: đây gọi là trường hợp Nhật Nguyệt chiếu hư vô, mặt trời mặt trăng chiếu vào cõi vô cực;
- nếu khong được Âm Dương chiếu thì tối thiểu cung Tài, Điền vô chính diện phải có chính tinh miếu, vương địa xung chiếu vào.

* CÁC SAO GIÀU CẦN ĐƯỢC CHIA LÀM BỐN LOẠI:

- tài tinh, nghĩa là các sao trực tiếp chỉ tiền bạc và điền sản;
- sao trợ tài, nghĩa là các sao giúp đỡ thêm mãnh lực cho các tài tinh;
- sao may mắn nói chung;
- một số sao giữ của, giúp cho sự cầm của được chắc chắn và lâu bền, tránh hao tán, phá sản.
Phải đủ điều kiện kể trên, mới đủ phú cách và phú cách đó mới dồi dào và lâu dai.

1. Những sao tài:

Nói chung bất cứ chính tinh nào miếu và vương địa đều lợi cho tài sản. Nếu chính tinh lại là sao tài dưới đây càng hay:
Vũ khúc miếu và vương địa:
Chỉ sự giàu có, dư dả nói chung, thông thường là giàu về tiền bạc. Nhưng, nếu đóng ở cung Điền thì sẽ giàu về nhà đất.
Vũ Khúc không phân biệt nguyên nhân việc có của: bằng buôn bán, bằng quan tước, bằng kỹ nghệ, bằng ngân hàng, kinh tế v.v..Thiết tưởng ta không nên xác định cụ thể nghề nghiệp nào của Vũ Khúc, chỉ có thể nói rằng sao này liên hệ rất nhiều đến kinh tế, tài chính. Nếu làm việc công thì là quan coi kho, phụ trách ngân khố cho chính phủ hay phủ trách kinh tế quốc gia (thuế vụ, ngân hàng ngoại thương, nội thương). Ngày nay vì ngành xí nghiệp tư phát triển mạnh cho nên Vũ Khúc chỉ cả tư chức làm việc trong ngành kinh tế, tài chính (quản trị xí nghiệp, ngân hàng tư, xuất nhập cảng, thương gia, kỹ nghệ gia, xuất nhập cảng, hối đoái, nghiên cứu kinh tế tài chính v.v..)
Vũ Khúc sáng sủa báo hiệu một thế lực tài phiệt lớn, tức là người nhờ đồng tiền mà có thế lực, đặc biệt là khi đi đôi với Thiên Phủ, Lộc Tồn hay Hóa Lộc.
Thiên phủ:
Chỉ cái kho lớn của trời đât, nghĩa bóng là tài nguyên quốc gia, tất cả những gì sinh lợi cho nhà nước, bất luận lãnh vực nào (thuế má, kinh doanh, thương mại, ngân hàng, ngân khố, quan thuế, coi kho, thủ quỹ, phát lương, tồn trữ sản phẩm...). Đây là một tài tinh quan trọng tương tự như Vũ Khúc.
Nếu cả hai sao đồng cung và đặc biệt có thêm Hóa Lộc, Thiên Mã hay Lộc Tồn thì tài sản càng dồi dào, miễn là không bị sát, hung, hao tinh xâm phạm. Giữa Vũ và Phủ, rất khó phân biệt sao nào mạnh hơn. Có người cho rằng Phủ là đệ nhị chính tinh, đứng sau Tử Vi, thế tất phải mạnh hơn Vũ...Có quan niệm thì cho rằng Phủ là sao tầm thường và không chế nổi hung tinh hạng nhẹ như Kinh, Đà, Linh, Hỏa nên kém hơn Vũ.
Thái âm, Thái dương sáng sủa:
Biểu tượng cho hai nguyên lý âm, dương của trời đất. Nhật, Nguyệt có nghĩa bóng là phước của trời đất dành cho mình. Về phương diện tài sản, phước đó cụ thể bằng sự giàu có.
Nếu dựa vào nguyên nghĩa nói trên mà suy luận thì sự thịnh vượng của Âm Dương bắt nguồn từ việc đắc thời, từ vận hội tốt đẹp của đất nước, phù hợp với năng khiếu làm giàu của mình, trong thời bình hoặc trong thời loạn. Điều này được thể hiện qua việc hai sao này thường hội chiếu lẫn nhau. Nếu cả hai sao này gia tăng tài lộc dồi dào, đặc biệt cho những người có giờ sinh tương hợp. Nếu đồng cung thì phải có thêm Hóa Kỵ hay Tuần ha Triệt mới hay.
Ngoài ra, có thể nói sự thịnh vượng đó do cha mẹ để phúc lại vì Thái Âm tượng trưng cho mẹ, Thái Dương cho cha. Nếu cả hai sao cùng sáng thì cha mẹ giàu có, thường để lại di sản cho con cháu. Nếu không giàu thì ít ra cũng thọ.
Riêng Thái Âm trực tiếp có nghĩa điền sản. Đây là sao điển hình cho ai hành nghề bất động sản (chủ điền, chủ phố, chủ đồn điền, xí nghiệp, mua bán nhà đất ...). Cho nên, nếu đóng ở Điền thì rất hợp vị. Vì vậy, người ta cho rằng, về mặt của cải, Thái Âm lợi hơn Thái Dương. Ngay cả trong trường hợp Âm, Dương đồng cung (ở Sửu hay Mùi), nếu được Tuần, Triệt án ngữ (hay có Hóa Kỵ đồng đi kèm) thì Âm vẫn thịnh hơn Dương vì Sửu và Mùi là 2 cung Âm.
Riêng Thái Dương đi với Thiên Lương ở Mão với Cự Môn ở Dần, hoặc Thái Âm đi với Thiên Đồng ở Tý cũng rất giàu có.
Việc cung Tài giáp được Âm, Dương sáng sủa cũng chỉ dấu hiệu của sự dư dả. Về mặt nghề nghiệp, đó là nghề dính dáng đến tiền bạc.
Tử vi :
Tử Vi là đế tinh, có ý nghĩa tốt toàn diện, cả về mặt tài sản. Nhưng, Tử Vi không phải là sao tài đúng nghĩa. Đóng ở cung Tài, Điền vẫn lợi lộc, nhất là ở Dần, Thân, Tị, Hợi. Tại bốn vị trí này, Tử Vi hội với Thiên Phủ là tài tinh, nhất là ở hai cung Dần và Thân, Tử Vi và Thiên Phủ đồng cung cho nên hiệu lực về tài chính cũng thêm nhiều.
Nếu Tử Vi ở Ngọ thì rất rực rỡ, tài lực càng sung mãn.
Cự môn, Thiên cơ đồng cung:
Hai vị trí đồng cung của Cự, Cơ là Mão và Dậu, song ở Mão đẹp hơn ở Dậu. Hai sao kết hợp thì tạo được tài lộc dồi dào, nhờ tài năng cạnh tranh, óc tính toán, đa mưu, biết người biết việc, biết phương pháp, mánh khóe, chiến lược kinh doanh, biết tường tận môi trường tài chính, rất thích hợp cho các ngành nghiên cứu về kinh tài. Cự, Cơ là sao của các nhà đại kinh doanh, tư bản lớn, làm ăn trên các môi trường lớn, các gút kinh tế hoặc của các chiến lược gia kinh tế. Đi chung với tài tinh khác như Hóa Lộc, Song Hao, ý nghĩa trên càng chắc chắn.
Riêng Cự Môn đơn thủ ở Tý Ngọ cũng giàu có tự lập từ tay trắng rồi bộc phát lẹ làng, nhất là trong lúc loạn, cạnh tranh.
Thiên cơ, Thiên lương đồng cung:
Thế đồng cung của hai sao này chỉ có ở hai cung Thìn và Tuất. Tại đây Cơ, Lương chỉ sự giàu có dễ dàng. Thiên Cơ chỉ mưu trí, xảo thuật kiếm tiền, Thiên Lương chỉ cơ hội tốt đẹp và may mắn, đồng thời cũng chỉ thiện tính của nhà buôn bán, kinh doanh.
Nếu Lương chỉ đơn thủ ở Tý, Ngọ thì cũng giàu có. Đồng cung với Thái Dương ở Mão, với Thiên Đồng ở Dần Thân thì cũng đắc phú như vậy.
Cách giàu của các sao đi chung với Thiên Lương đều lương thiện, có tinh thần xã hội, cứu độ, tạo công ăn việc làm cho kẻ khác.
Vũ khúc, Tham lang đồng cung:
Hai sao này kết hợp điển hình cho ngành kinh doanh thương mại. Tham lang chỉ sự hám lợi, mưu tìm cái lợi tối đa. Vũ Khúc chỉ tiền bạc. Cả hai sao kết hợp là người tham tiền, ham lợi, đặc điểm của doanh thương. Vì có sự hiện diện của Tham Lang, nên sự buôn bán này không lương thiện, thành thật bằng Cơ, Lương.
Ngoài ra, vì cùng là bắc đẩu tinh hết cho nên Vũ, Tham đắc tài lúc hậu vận.
Riêng Tham Lang đơn ở Thìn, Tuất cũng rất giàu, nhất là về già. Cách giàu này rất nhanh, có tính cách hoạch phát. Hình chất khả hữu là sự kinh doanh táo bạo, tốc chiến tốc thắng, phù hợp với đặc tính của Tham Lang. Duy Tham Lang là sao tham lam, trục lợi, cho nên cách doanh thác này không mấy chính đáng. Hình thái đầu cơ tích trữ, cầm giá, kìm giá, thao túng thị trường, độc quyền mại bản có thể rất thông dụng
Thiên đồng miếu địa:
Sao này không phải là phú tinh mà là phúc stinh. Vì phúc tinh bao hàm cả lĩnh vực tiền bạc cho nên Thiên Đồng đắc địa cũng là đắc phú: đó là trường hợp Thiên Đồng ở Mão, chỉ người tay trắng lập nghiệp, chắc chắn nhờ may mắn, phúc đức. Duy cách giàu của Thiên Đồng phải nhọc sức, đi đây đi đó buôn bán mới có của, kiểu như các nhà môi giới, các đại diện thương mại, các người giao hàng, trình dược viên, quảng cáo lưu động, tùy viên thương mại ở nước ngoài hoặc ở xa trụ sở kinh doanh.
Đồng đi chung với Thiên Lương ở Dần Thân cũng rất thịnh vượng và lương thiện, thông thường kinh doanh trên các nghề nghiệp hợp pháp và có khuynh hướng bố thí, hào sảng, có của, làm ra của đông thời cũng làm cho ngươi khác có của theo.
Thiên tướng:
Tướng không phải là tài tinh, nhưng nếu ở Tỵ, Hợi, Sửu, Mùi hoặc đồng cung với Liêm Trinh ở Tý, Ngọ, với Tử Vi ở Thìn, Tuất thì cũng làm giàu dễ dàng mà lại lâu bền, chắc chắn và chính trực.
Phá quân miếu địa:
Cũng không phải là sao tài, nhưng nếu miếu địa ở Tý, Ngọ thì cũng phong phú. Tuy nhiên, cách giàu của Phá Quân, dù có nhanh chóng dễ dàng nhờ mạo hiểm, liều lĩnh, bạo dạn, nhưng đồng thời cũng có nhiều bất trắc vì tính mạo hiểm. Dù sao, Phá Quân vẫn giữ bản chất hao tán, cho nên cái giàu rất mong manh. Cũng vì đó cho nên Phá Quân dù kết hợp với chính tinh nào cũng không chắc duy trì lâu dài sự giàu có.
Thất sát miếu địa:
Cũng không phải là tài tinh, nên chỉ có của khi nào miếu địa ở Dần Thân và Tý Ngọ. Duy cái giàu của Thất Sát rất bất thường, thường là chậm, chỉ phát sau giai đoạn lập thân, phát lúc bất ngờ, cho nên có tính cách hoạch tài.
Đi chung với Tử Vi thì kiếm tiền dễ, nhanh vì Thất Sat hỗ trợ cho Tư Vi, trong khi Phá Quân làm suy bại Tử Vi.
Nói tóm lại, cách giàu phải có tài tinh chinh cống và miếu địa. Những phúc tinh, quyền tinh, võ tinh chỉ có ý nghĩa giàu khi nào miếu địa. Những sao giàu kể trên đây có thêm trung tinh trợ lực mới mạnh thêm. Lẽ dĩ nhiên, các sao trên phải tránh các sao phá tán của cách nghèo.
Đối với trung tính, cũng có loại sao tài, cũng có loại sao may mắn, loại sao giữ của.
Lộc tồn:
- Là một tài tinh quan trọng, báo hiệu dư ăn dư để, khả dĩ gọi là giàu có. Tồn có hai ý nghĩa, tích cực và tiêu cực.
Về mặt tiêu cực. Tồn chỉ "lộc ăn", nghĩa là có nhiều cơ hội được tiền bạc, điền sản, lợi lộc nói chung. Sự lợi lộc này thường do hai nguyên nhân:
- di sản tổ phụ, cha mẹ: người có Tồn ở Phúc, Mệnh thường được hưởng ít nhiều của cải của thân tộc;
- do người khác biếu xén, tặng, giúp đỡ.
Với hai khía cạnh này, Tồn đắc lợi từ kẻ khác. Tuy nhiên, đây chỉ là khía cạnh tiêu cực.
Về mặt tích cực, sao này chỉ người tháo vác, có tài tổ chức, có tính toán và quyền biến theo hoàn cảnh, những đức tính cần thiết cho việc tạo của cho người biết làm của cải sinh lợi. Nói khác đi, đó là năng khiếu buôn bán, tính chất của nhà buôn, đó là khả năng của các ủy viên tổ chức, của giám đốc thương mại, của trưởng cơ quan tài chính, kinh tế. Trong lĩnh vực tư, Tồn rất thích hợp với thương gia, nhất là nhà kinh doanh lớn, hiểu biết và lợi dụng được thị trường. Nếu không hành nghề buôn bán, thì ý nghĩa tiêu cực sẽ nội bật hơn.
Mức độ ảnh hưởng của Lộc Tồn nhiều ít tùy theo tuổi. Theo cụ Thiên Lương, một nhà lý số đương thời, nguyên tắc chính để hưởng thiên lộc của sao này là cung Mệnh phải tọa thủ hay tam chiếu với cung có Lộc Tồn trấn đóng. * Đây là một lý đương nhiên. Duy cụ Thiên Lương đã có công chi tiết hóa và lượng giá mức độ, hoàn cảnh hưởng thụ. Theo cụ:
Mệnh có Lộc tồn tọa thủ hay tam chiếu thì hưởng lộc.
Nếu tọa thủ thì hưởng nhiều, tam chiếu thì hưởng ít hơn thế tọa thủ
Nếu nhị hợp thì ít hơn nữa.
Điều đáng chú ý là theo cụ Thiên Lương. Lộc Tồn ở thế xung chiếu Mệnh lại không được kể.
Hóa lộc:
Nói chung, sao này đồng nghĩa với Lộc Tồn. Tuy nhiên, Hóa Lộc ngay thẳng, thành thật, không mưu cơ như Lộc Tồn. Hóa Lộc làm giàu một cách chính đáng, cạnh tranh ngay thẳng hơn, óc con buôn tương đối vừa phải, không mấy hám tài, tham lợi như Lộc Tồn.
Dường như cái giàu của Hóa Lộc dẽ dàng hơn, không đua chen, lăn lộn nhiều với sinh kế, phần ý nghĩa tích cực của Lộc Tồn ứng dụng nhiều cho Hóa Lộc. Trong khi Lộc Tồn tha thiết giữ của thì Hóa Lộc tương đối hào sảng, biết hưởng thụ chứ không phải chỉ biết lo chắt mót: đây là người có tiền, chịu ăn chơi và chịu chi tiêu. Tâm lý của Hóa Lộc không chặt chẽ xài kỹ như Lộc Tồn. Hóa Lộc có thể là một Mạnh Thường Quân dám bố thí, hiến của trong khi Lộc Tồn hãy còn tính toán hơn thiệt, nếu không nói là ích kỷ. Vì vậy, Hóa Lộc cầm của kém hơn Lộc Tồn, dù cả hai sao đều dư ăn dư để.
Ở vị thế hội chiếu, hai sao này đảm bảo giàu có. Tuy nhiên nếu đồng cung lại kém vì Tồn thuộc Thổ. Lộc thuộc Mộc, hai hành xung khắc, có thể lụy vì tiền, có lẽ vì quá tham kiếm tiền.
Hóa Lộc hay Lộc Tồn kết hợp với Thiên Mã càng thêm giàu có.
Thiên mã :
Đắc địa ở Dần, Tỵ và phần nào ở Thân, Thiên Mã cũng có ý nghĩa tài lộc, phần lớn nhờ tháo vác, lanh lợi, khôn ngoan, xoay trở khéo, quán xuyến, chịu khó, chí thú làm ăn, tương ứng với các đức tinh của ngựa hay, chạy nhanh và bền. Duy cái giàu của Thiên Mã do tự lực, tay làm hàm nhai, cho nên cực. Mặt khác, đó cũng là cái giàu ở tha phương, càng làm ăn xa càng có lợi.
Mã chỉ dễ làm giàu khi nào hội tụ nhiều cách tốt như Mã Tử Phủ, Mã Nhật Nguyệt sáng, Mã Lộc Tồn, Mã Hóa Lộc, Mã Tràng Sinh, Mã Khốc Khách, Mã và Lưu Mã. Các cách này chỉ sự may mắn, đắc thời, hợp cảnh. Ngoài ra, hành của Mã còn phải phù hợp với hành của Bản Mệnh thì mới phát tài dễ dàng. Ví dụ Mã ở Dần với người mạng Mộc, ở Tỵ với người mạng Hỏa, ở Thân với người mạng Kim, ở Hợi với người mạng Thủy. Nếu Mã gặp Hình, hay Tuyệt, hay Tuần Triệt hoặc Mã ở Hợi (trừ khi mạng Thủy) thì bất lợi, hung hiểm hoặc chật vật.
Mã đắc địa ở cung Điền có ý nghĩa là có nhà cửa, ruộng đất, xí nghiệp ở nơi xa. Nếu có thêm Tả Hữu thì có nghĩa là song mã, tam mã, ngụ ý có thêm nhiều điền lộc: có thể có hai nhà, hoặc một nhà và một miếng đất hay một xí nghiệp, trong đó có một nhà ở xa.
Về phương diện nghề nghiệp, nghề của Thiên Mã hợp vơi ngành vận tải hàng hoá hay hành khách, hoặc môi giới, giao dịch với bên ngoài, ký hợp đồng ở xa, với người ngoại quốc hoặc lập văn phòng đại diện thương mại xứ người. Nếu là nghề công thì đây có thể là tùy viên sứ quán về kinh tế, thương mại.
Đại hao, Tiểu hao ở Mão và Dậu:
Hai sao này là hao tinh, nghĩa là hao tán tài sản. Nhưng, chỉ riêng ở Mão và Dậu, Đại và Tiểu lại giàu có. Thuộc hành hỏa (có người cho là hành Thủy), nhị Hao ở Mão đắc lợi là vì cung Mão thuộc Mộc phù sinh cho sao Hỏa. Do đó, nếu Đại Hao ở Mão, Tiểu Hao ở Dậu thì tốt hơn Đại ở Dậu, Tiểu ở Mão.
Tại hai cung này, nhị Hao rất thịnh về tiền bạc: đó là người thông minh, lanh lợi, biết xoay trở làm ăn, có chí làm giàu lớn, dám bỏ tiền ra kinh doanh đại sự, dám gánh bất trắc của thời cuộc để mưu lợi tối đa. Óc mạo hiểm của nhị Hao ở Mão Dậu rất lớn, được thời thì trở thành đại phú, gặp vận xui thì có thể sạt nghiệp. Đại, Tiểu Hao không chắt mót giữ tiền mà luân chuyển vốn liếng làm ăn rất linh hoạt, tiêu pha lớn trong việc kinh doanh cũng như trong việc ăn chơi. Tính tình nhị Hao còn hào phóng hơn Hóa Lộc rất nhiều.
Mặt khác, do đặc tính linh động, nhị Hao ám chỉ người có nhiều ngành buôn bán, kinh doanh một lần trên nhiều cơ sở thương mại, đầu tư vào nhiều lãnh vực khác nhau, dễ chuyển ngành thương mại từ địa hạt này sang địa hạt khác. Do đó, nhị Hao tượng trưng cho những nhà đại tư bản có cả dây chuyền xí nghiệp hoạt động có tổ chức và liện hoàn. Xí nghiệp có ở nhiều chỗ, phải lưu động đi kiểm soát, đôn đốc, xuất ngoại rất thường để tìm thị trường thương mại. Nền kinh tế nhà nước có phồn thịnh hay không hẳn là do những nhà kinh doanh loại này. Nếu tài sản của Lộc Tồn tương đối bất động, thì tài sản của nhị Hao lại luân lưu. Nếu dùng ví dụ để mô tả, thì Lộc Tồn đọng vốn trong việc kinh doanh bất động sản (như cho vay bạc lấy lời, cất cửa nhà cho thuê, tạo điền sản cho mướn lấy địa tô...) còn nhị Hao thì chế biến sản phẩm, phân phối hàng hóa, vận tải hành khách hay hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy (nếu có Lưu Hà) hay hàng không (nếu có phi Liêm).
Long trì, Phượng các:
Hai sao này không rõ rệt lắm về cách giàu. Long Phượng là hai sao tốt một cách tổng quát (đẹp về nhan sắc, hay về văn học nghệ thuật, đoan trang về phẩm hạnh, may mắn về hôn nhân, sang cả về phương diện tiện nghi vật chất). Ý nghĩa tài sản chỉ là một khía cạnh trong số các ý nghĩa tốt dẹp đa diện đó.
Về tài sản, Long Trì ở cung Điền chỉ cái nhà khang trang, đài các, có canht trí xinh xắn, có thể có ao hồ, non bộ. Đây có thể chỉ là cách phong lưu, tư sản chứ khong hẳn là tư bản, giàu có. Mặt khác, Long Phượng đi với Mộ có nghĩa là được hưởng di sản.
Về mặt nghề nghiệp, Long Phượng có thể là kiến trúc sư, thầu khoán, những người sống bằng nghề buôn bán bất dộng sản, đặc biệt là khi tọa thủ ở Điền hay đồng cung với Thái Âm.
Tam thai, Bát tọa:
Chỉ khi nào hai sao này đóng ở Tài và Điền thì ý nghĩa tài sản mới rõ ràng. Mặt khác, nếu bộ sao này gặp Mộ ở bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì tài sản càng nhiều thêm. Hai sao Thai, Tọa ở Tài, Điền tốt đẹp thường chỉ sự hạnh thông về tiền bạc, sự may mắn trong việc tạo sản, không phải đấu tranh chật vật: tiền bạc tương đối dễ kiếm, hoặc có người bao bọc nuôi dưỡng, kiểu như trời sinh voi trời sinh cỏ. Cho dù kế sinh nhai có thanh đạm, đương số cũng không vì thế tự cho là khốn khổ. Tâm lý của Thai Tọa về mặt của cải rất lạ lùng: đó là sự vô tư trước tiền của, dù là giàu hay nghèo. Vì vậy, Thai Tọa thiếu óc đầu tư, đầu cơ trục lợi của người buôn.
Thiên khốc, Thiên hư ở Tý, Ngọ:
chỉ riêng hai vi trí này, Khốc Hư chỉ sự giàu có trong hậu vận, lúc về già. Người xưa gọi là "tiền bần hậu phú".
Ở những cung khác, Khốc Hư chỉ sự lo âu triền miên về tiền bạc. Trong các vị trí này, Khốc Hư là hai sao phản nghĩa với Thai Tọa.
Tử ở Tài, Điền:
Tử chỉ sự kín đáo, bí mật. Đóng ở Tài, Điền, đương số có tài sản chôn giấu hoặc nhờ người thân tín đứng tên. Riêng ở cung Điền tốt, sao Tử có thể có nghĩa quặng mỏ, quí kim, dầu hỏa...ở dưới lòng đất của mình, hoặc một trương mục vô ký danh ở ngân hàng. Về mặt nghề nghiệp, đây có thể là nhà khai thác khoáng sản, nếu sao Tử ở Tài, Điền và đi chung với các sao tài khác.
Tất cả tài tinh kể trên càng qui tụ nhiều vào các cung tài sản thì càng giàu, hoặc nếu giáp các cung tài sản thì cũng khá. Dĩ nhiên phải tránh các sao tán tài, các hung sát tinh, hao bại tinh và Tuần Triệt. Nếu gặp các sao này, tài sản sẽ chậm có, tiêu tán, hoặc phải cực nhọc mới thủ đắc được. Ngược lại, nếu tài tinh được phù trợ bởi các sao trợ tài thì sự giàu có càng dễ dàng, phong phú và lâu bền hơn.
Những sao trợ tài:
Những sao này không trực tiếp có nghĩa giàu có, phải đi chung với tài tinh thì tài lực mới hưng vượng được.
Tả phù, Hữu bật:
Tả, Hữu tượng trưng cho sự phò tá, sự giúp đỡ, sự cộng sức chung vốn của người đời. Đi chung với các sao tài, Tả Hữu có nghĩa là được bằng hữu giúp đỡ trong việc làm ăn, kiếm tiền dễ dàng nhờ những cộng sự viên đắc lực. Hai sao này chỉ những cổ đông, những người góp vốn hùn hạp, môi giới, trong thương hội, hợp tác xã. Cung Tài có Tả Hữu thì không có kinh doanh riêng rẽ trái lại được sự hợp doanh, hợp tư, chung của góp công, chia lời.
Đứng về mặt cơ sở thương mại, có Tả Hữu thì công ty sẽ có cơ sở rộng lớn hơn, có chi nhánh, có đại diện thương mại ở nhiều chỗ: đó là những xí nghiệp lớn.
Nếu tọa thủ tai một cung Điền tốt đẹp, Tả Hữu ngụ ý có hai nhà hoặc nhà, một đất hay xí nghiệp làm ăn. Còn ở cung Tài, đương số vừa có tiền để ở nhà, vừa có trương mục ở ngân hàng.
Nếu không bị sát tinh xâm phạm thì sự hợp tác chân thành tích cực và lương thiện. Trái lại, nếu có sát tinh, ám tinh đi kèm thì sự hợp tác có nghi kỵ, cạnh tranh, gian lận, lường gạt, hoặc giả có sự hợp tác để làm ăn ám muội và táo bạo kiểu như buôn lậu phi pháp, có thể đi đến sự thanh toán, giành giựt, phá sản, bị họa vì tiền bạc, vì quản lý kém phân minh.
Thiên quan, Thiên phúc:
Ý nghĩa tương tự như Tả, Hữu: có sự giúp đỡ của quí nhân trong việc làm ăn. Hai sao này vốn là cát tinh cho nên sự hợp tác có tính cách lương thiện, chân thành bất vụ lợi, tín nghĩa.
Mặt khác, Quan và Phúc cũng có nghĩa hay giúp đỡ kẻ khác, hay dùng tài sản làm việc phước thiện, làm việc văn hóa...
Tràng sinh, Đế vượng:
Sinh và Vượng chỉ sự phong phú, thừa thãi, đi với tài tinh, sẽ làm cho của cải thêm nhiều. Có thể ví hai sao này như hai hệ số, làm gia tăng tài lộc, mặc dù không tạo ra tài lộc: Sinh và Vượng chỉ số nhiều, chỉ lượng. Nói khác đi, cung Taì có sao tài đồng cung với Sinh hay Vượng thì tiền bạc có sinh lợi, vốn để ra lời hoặc vốn được tích lũy thêm mãi. Ngoài ra, Sinh Vượng còn có nghĩa như một tổ hợp thương mại chứ không phải một sự kinh thương đơn lẻ.
Ân quang, Thiên quý:
Ở cung Tài, Điền Quang Quý chỉ di sản, nhiều hay ít còn tùy số lượng tài tinh thủ hay chiếu. Nếu có nhiều sao đi kèm, di sản đó có thể quan trọng.
Mặt khác, Quang Quý còn có nghĩa là những cổ đông bỏ vốn, thường là người thân thuộc, tín nhiệm: thương hội vì vậy nên có tính cách gia tộc.
Ngược lại, nếu gặp cả Không, Kiếp hội chiếu, di sản đó có thể tiêu cực (có nợ nần của cha mẹ để lại) hoặc không được hưởng di sản, hoặc phải bị hao tán nhiều.
Đào, Hồng, Hóa, Lộc:
Lộc đi với Đào hay Hồng là cách làm giàu nhờ phái đẹp, vợ hay nhân tình có của. Sự may mắn thường do phái nữ mang đến. Đối với phái nữ, thì do phái nam cung cấp.
Hóa quyền:
Đóng ở cung Tài tốt đẹp, Hóa Quyền không hẳn có nghĩa quyền quí, mà có thể có nghĩa như một thế lực tài phiệt nếu Quyền đi cùng với tài tinh rực rỡ.
Đóng ở cung Điền, Hóa Quyền là bổng lộc do nhà nước ban cấp, dưới hình thức hiện vật, như được cấp đất khai khẩn, được ở nhà chính phủ, được sử dụng công xa, nói chung là những tiện nghi vật chất do quyền tước mà có. Đây chỉ là những ý nghĩa khả hữu mà thôi, không nhất thiết phải có như vậy, bởi lẽ Hóa Quyền chủ về quan lộc hơn là điền sản. Những lợi lộc trên chỉ rõ rệt đối với những lá số có quí cách, có quyền cách, nghĩa là những lá số làm quan to, văn hay võ.
Thiên khôi, Thiên việt:
Đây không phải là sao tài đúng nghĩa, cho dù Khôi, Việt có đóng ở Tài hay Điền. Hai sao này chủ yếu chỉ khoa giáp, bằng cấp.
Nhưng, Khôi Việt là những sao trợ tài vì làm sáng lạng thêm cho Tài Điền, nếu hai cung này xấu. Nếu thêm tài tinh thì của cải nhiều thêm. Sự hội tụ của nhiều tài tinh với Khôi Việt báo hiệu một thế lực tài phiệt có thể nói là xuất chúng, chính cũng vì Khôi Việt chỉ sự độc nhất trong lãnh vực nhất định nào đó. Trong trường hợp này, đương sự có thể là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, Chủ Tịch Hợp Tác Xã hay một xí nghiệp kinh tế tài chính, công hay tư. Bằng không thì là sở hữu chủ, chủ nhân.
Nếu hai cung Tài và Điền tương đối xấu thì sự hiện diện của Khôi Việt tại đó sẽ làm vượng cho hai cung: đương số không đến nỗi nghèo túng, có thể đủ ăn, đủ mặc.

CÁCH NGHÈO VÀ NHỮNG SAO NGHÈO

CÁCH NGHÈO QUA CÁC CUNG:

1. Cung Phúc đức:

Phúc đức xấu là một yếu tố nghèo. Vì cung phúc ăn thông với 3 cung Tài, Phu, Thê và Di, cho nên Phúc xấu có nghĩa là mình nghèo, tổ tiên, vợ chồng cũng nghèo và hoàn cảnh bên ngoài bất lợi cho việc kiếm ăn. Thuận lý là như thế.

Trong thực tế, có khi chỉ riêng cung Phúc xấu, còn 3 cung hội chiếu kia có thể tốt hơn. Trường hợp này không bắt buộc có nghĩa là nghèo vì dù sao, ba cung hội chiếu cũng bù chế được bất lợi của cung Phúc. Khoa Tử Vi, vốn hiểu danh từ phúc đức theo nghĩa rộng. Vì vậy, sự bạc phúc có thể liên quan tới nhiều lãnh vực (ví dụ như kém sức khỏe, vợ chồng đổ vỡ, nghịch cảnh xã hội, hiếm con...). Do đó, cung Phúc xấu không nhất thiết có nghĩa nghèo.
Còn nếu sự bạc phúc liên quan đến cái nghèo, thì đây chỉ là cái nghèo tiền kiếp của tổ phụ, họ hàng, chưa hẳn là cái nghèo của chính mình. Duy điều chắc chắn là mình phải tự lực cánh sinh, bước vào đời với hai bàn tay trắng, không có di sản thừa hưởng. Bước đầu như thế là một bất lợi.

2. Cung Phụ mẫu:

Cung Phụ Mẫu tiếp giáp với cung Mệnh. Vì ảnh hưởng của sự tiếp giáp không mạnh nên ta không thể nói cung Phụ Mẫu xấu thì chính mình nghèo. Cung Phụ Mẫu xấu chỉ có nghĩa cha mẹ không giàu.
Luận xa hơn ta thấy rằng, trong cung Phụ Mẫu, còn có nhiều khía cạnh khác phải xem xét, như sự thọ yếu, sự xung khắc của cha mẹ, chứ không phải chỉ có khía cạnh giàu nghèo của cha mẹ mà thôi. Thành thử, ý nghĩa tài sản trong cung Phụ Mẫu khá mơ hồ. Chỉ khi nào cung này có nhiều tài tinh thì cha mẹ mới mới có của cải. Duy, cho dù thiếu tài tinh điều đó không hẳn cha mẹ nghèo.
Cung Phụ Mẫu chỉ ảnh hưởng mạnh đến cung mệnh khi nào ở thế nhị hợp với cung Mệnh: đó là ở Tý, Sửu và Ngọ, Mùi. Lúc bấy giờ, hai cung thông đồng mật thiết, các sao ở hai cung có ảnh hưởng qua lại khăng khít hơn. Ý nghĩa tài sản ở cung Phụ Mẫu được nới rộng đến cung Mệnh của chính mình.
Chỉ trong trường hợp hai cung vừa tiếp giáp, vừa nhị hợp với nhau ta mới dám kết luận mạnh dạn. cái tốt của cung Phụ Mẫu tăng cường cho cung Mệnh hay bù chế một phần cái xấu của cung Mệnh. Ngược lại, sao xấu của cung Phụ Mẫu cũng làm cho Mệnh bớt tốt: đương số có thể gánh lấy bất hạnh của cha mẹ về nhiều phương diện, trong đó có phương diện của cải (ví dụ như trả nợ cho cha mẹ).

3. Cung Mệnh:

Mệnh là thời niên thiếu, lúc con người chưa có sự nghiệp riêng, phải sống nhờ cha mẹ, anh em. Vì thế, về mặt tài sản, xem cung Mệnh phải liếc qua cung Phụ hay cung Bào để tìm cách đánh giá hạnh phúc của thiếu thời.
Tuy nhiên, cung Mệnh hàm chứa cá tính và khả năng con người, có ảnh hưởng đến sự tạo mãi hay giữ của cải. Một kẻ lười biếng, hoang phí, không lo xa, thiếu ý chí tranh đấu ít khi giàu có, ít khi tạo sự nổi tiếng riêng, hoặc không giữ gìn được di sản tổ tiên hay tài sản của mình. Trái lại, một người tháo vác, lanh lợi, đua chen, có chí phấn đấu thường tự lập mau chóng và duy trì được tài sản lâu dài. Như vậy, tính tình con người trong cung Mệnh có thể tiên đoán tình trạng sinh kế tương lai. Tuy nhiên, vì cung Mệnh chỉ là thời kỳ con người học việc, học nghề, chỉ là sự chuẩn bị cho sinh kế, cho nên không có ý nghĩa sinh kế một cách trực tiếp.
Tình trạng sinh kế này chỉ thể hiện rõ rệt ở cung Thân, cung Tài, cung Điền và các cung Hạn.

4. Cung Thân:

Thân là hậu vận, tức là thời kỳ con người lập thân, có nghề nghiệp riêng, sống tự lập ít nhiều với gia đình. Vì ý nghĩa đó cho nên cung Thân có tương quan mật thiết với cung Tài và cung Điền. Thân có thể đồng cung với Mệnh, Phúc, với Quan, Với Di, với Tài hoặc với Phu Thê.
Nếu chẳng may cung Thân gặp chỗ xấu, sao xấu thì tình trạng sinh kế phải kém sút, khó khăn, chậm chạp, làm nhiều hưởng ít, giữ của không bền. Vì thế, dù cung Tài hay Điền có tốt, cái tốt đẹp đó bị chế giảm. Vì cung Thân lệ thuộc vào 1 trong 6 cung vừa kể, cho nên xem Thân là xem cái tốt, xấu của 1 trong 6 cung đó. Ý nghĩa của hậu vận dù sao hãy còn có tính cách phụ tùy và gián tiếp.

5. Cung Tài:

Cung Tài xấu thì không thể giàu. Về mặt tài sản, cung Tài biểu lộ cụ thể sự giàu nghèo rõ ràng hơn các cung khác.
Cung Tài xấu, nhất là khi Thân cư Tài, bao giờ cũng nghèo, dưới những hình thái và tiêu chuẩn đã nêu. Duy cái nghèo đó không nhất thiết kéo dài suốt cuộc đời: nó có những giai đoạn thịnh suy. Cung Tài chỉ diễn tả tình trạng sinh kế tổng quát của cuộc đời, chớ không nghèo trong chi tiết, trong từng thời kỳ, người xem số phải đoán các cung hạn.

6. Cung Điền:

Cung Điền dùng để chỉ các bất động sản như nhà của, ruộng vườn, xí nghiệp và cả các động sản liên hệ đến bất động sản như hoa màu, sản phẩm chế biến, đồng thời cũng chỉ xe cộ (dù xe cộ là động sản thuần túy). Thành thử, cung Điền xấu thì con người nghèo về nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, hoa màu, cơ xưởng làm ăn, vật phẩm sản xuất. Cung Điền xấu không có nghĩa là nghèo tiền bạc.
Chỉ khi nào hai cung Điền và Tài đều xấu cả thì mới nghèo tiền và nghèo của. Nếu cung Điền xấu mà cung Tài tốt thì cá nhân có thừa tiền nhưng khhong dư dả để sắm bất động sản. duy cũng nhờ Tài tốt nên cái xấu của Điền không đến nỗi tệ.

7. Cung Quan:

Khi nói về cung Quan, nếu cung Quan xấu, điều này không có nghĩa là nghèo nói chung, mà chỉ có nghĩa là nghèo danh phận, nghèo quyền tước, cụ thể như làm chức nhỏ, thấp, có nghề nghiệp ít sinh lợi, hoặc hành nghề khó kiếm tiền, hoặc không có óc làm giàu bằng cách lợi dụng quan tước. Vì chữ Quan ngày nay được hiểu theo nghĩa hẹp, cho nên ý nghĩa tài sản của cung Quan rất gián tiếp.
Tuy nhiên, nếu cung Quan có tài tinh thì nhất định tài lộc bắt nguồn từ chức vụ mà có, hoặc là đương số hành nghề kinh tế, tài chánh công hay nghề kinh doanh, buốn bán tư. Bấy giờ liên hệ giữa công danh và tiền bạc mới rõ ràng hơn. Xem thế, khoa Tử Vi rất linh động, không chối bỏ ảnh hưởng nào mà vẫn phân biệt được những ảnh hưởng khác nhau bằng cung, bằng các sao trong mỗi cung.

8. Các cung Hạn:

Nếu cung Tài, Điền chỉ tình trạng giàu nghèo một cách tổng quát, thì cung hạn đánh dấu thịnh suy về tiền bạc. Do đó, nếu Tài và Điền xấu, điều này không có nghĩa là suốt đời phải nghèo. Rơi vào hạn tốt, tiền bạc của cải có thể thịnh vượng hơn. Nhưng, sự thịnh vượng đó bị đóng khung trong bối cạnh nghèo của hai cung Tài và Điền, chứ chưa hẳn phá vỡ cái nghèo cố hữu để trở thành giàu có, trừ phi hai cung Tài, Điền không đến nỗi quá tệ.
Trong trường hợp Tài Điền trung bình mà gặp hạn tốt, có thể có nhiều tài lộc trong năm đó hay trong thập niên đó. Tuy nhiên, nếu hặp hạn xấu thì sa sút nhiều, từ sự hao hụt cho đến sự phá sản.

CÁCH NGHÈO QUA CÁC SAO:

Các sao nghèo mô tả nhiều cách nghèo, nhiều hình thái và mức độ nghèo túng. Có nhiều dấu hiệu để phỏng đoán cái nghèo nói chung.
Chính tinh ở những cung tài bị hãm địa. Nếu đó là tài tinh thì mức độ nghèo không mấy nặng, vì dù sao, tài tinh hãm địa thì cũng còn ít nhiều ý nghĩa tài lộc, nhất là hợp vị Tài, Điền. Sự hợp vị mà hãm địa vẫn còn đỡ hơn không hợp vị mà hãm địa. Có thể có hai trường hợp hãm địa gần như tương đương nhau: hoặc chính tinh miếu, vượng và đắc địa bị Tuần hay Triệt án ngữ, hoặc chính tinh hãm địa thiếu Tuần, Triệt án ngữ.
Những cung tài sản thiếu phụ tinh tốt hội chiếu, nhất là thiếu tài tinh. Trường hợp những cung này có tài hãm địa thì vẫn còn đỡ khổ hơn là thiếu cả tài tinh lẫn cát tinh khác.
Những cung tài sản thiếu sao giữ của. Nếu bị thêm sao hao (Đại, Tiểu Hao hãm địa) thì càng kém, nhất là khi hao tinh nằm ở Tài và Điền mà không gặp sao nào chế ngự.
Những cung tài sản thiếu sao trợ tài, sao may mắn, sao hưởng của.
Những cung tài sản bị sát tinh, hung tinh, bại tinh, hao tinh, hình tinh cùng hãm địa. Đây là trường hợp xấu nhất, đặc biệt là khi gặp tinh thứ hạng nặng lại không hợp cách của Mệnh, và cũng không bị sao nào khác chế ngự.
Có đủ 5 trường hợp trên thì mức nghèo sát ván: đó là hoàn cảnh của những người khốn khổ, không có gì để giữ, không có gì để mất. Họ dễ trở thành đạo tặc, trộm cướp.
Vì vây, lá số vô sản và lá số gian phi có nhiều điểm giống nhau.
Dưới đây là những sao điển hình của kiếp nghèo, khi đơn thủ, khi kết thành bộ với những sao khác.

CÁCH NGHÈO VỀ ĐIỀN TRẠCH

Cách nghèo về nhà cửa, điền sản do cung Điền mô tả qua những sao dưới đây:
Phá quân ở Dần, Thân
Thất sát ở Thìn, Tuất
Thiên đồng, Cự môn đồng cung
Cự môn ở Tỵ, Thìn, Tuất
Vũ khúc, Thất sát đồng cung
Thái dương hãm địa
Thái âm hãm địa
Bảy bộ sao kể trên đều có nghĩa là không có tài sản.
Tử vi, Thất sát đồng cung
Tử vi, Phá quân đồng cung
Liêm trinh ở Dần, Thân
Vũ khúc, Phá quân đồng cung
Cự môn, Thái dương ở Thân
Tham lang ở Dần, Thân, Tý, Ngọ
Thất sát ở Tý, Ngọ
Phá quân ở Thìn Tuất
Liêm trinh, Tham lang đồng cung
Đó là những trường hợp có ít nhiều di sản, nhưng không giữ được, bị phá sản, phải lìa bỏ tổ nghiệp, chỉ có thể tự lập mới có chút ít điền sản nhưng phải hết sức chật vật và chậm lụt, nhiều khi phải tha hương lập nghiệp.
Liêm trinh, Thiên phủ đồng cung
Liêm trinh, Thất sát đông cung
Thái dương, Thiên lương ở Dậu
Những cách kể trên tương đối khá hơn, cụ thể có di sản nhưng bị sa sút về sau (Liêm, phá), về già mới có nhà đât (Dương, Lương).
Dựa vào những bộ trên mà nhận xét, có thể nói rằng:
hầu như đa số sao của bộ Sát, Phá, Liêm, Tham không mấy gì có lợi cho điền sản;
càng không có lợi, nếu những sao đó đồng cung với nhau;
đi với Tử, Phủ hay Vũ, 4 sao nói trên cũng phá tán tài lộc của Tử, phủ, Vũ khá nhiều;
ám tinh như Cự Môn bị hãm địa thì xấu đã đành, mà khi đồng cung với phúc tinh (Thiên Đồng), quyền tinh hãm địa (Thái Dương) cũng không đẹp gì hơn bao nhiêu;
- chính tinh về tài sản như Tử, Phủ, Vũ không hợp với Sát, Phá, Liêm, Tham. Bốn sao này xem ra có hiệu lực phá tán mạnh hơn, và cả ba Tử, Phủ, Vũ cũng không bình quân được bất lợi đó.

PHỤ TINH, NHƯNG SAO CHỈ SỐ NGHÈO:

- Địa không, Địa kiếp hãm địa Đóng hay chiếu cung Điền, Kiếp, Không có nhiều giai tần ý nghĩa:
- Không có của cải, nhà đất, vô sản;
- bị chiếm hữu nhà đất (sang đoạt, truất hữu...);
- bị phá hủy nhà đất (tai nạn chiến tranh);
- bị tai họa lớn vì điền sản (bị đạo tặc cướp của giết người, bị cháy nhà lây...).
Kiêp, không hãm địa báo hiệu một đại họa bất khả kháng, có hậu quả lớn lao và lâu dài cho sở hữu chủ. Họa đó đến một cách hung hãn và bất ngờ (vi kiếp, Không là sao hỏa), không lường trước được, không thể tránh khỏi. Hai sao này là một nghiệp chướng thật sự về mặt điền sản.

Hóa giải Địa Không Địa Kiếp (2)

Không Kiếp là hai hung tinh hàng đầu trong tử vi, đóng đâu xấu đó, ai cũng muốn tránh. Ngay cả khi đắc địa cũng chưa chắc đã tốt, kinh nghiệm cho thấy Không Kiếp dù đắc mà gặp bộ chính tinh yếu như Cơ Nguyệt Đồng Lương thì vẫn cứ xấu. Chế ngự Không Kiếp là việc rất nên làm, nhưng sách vở xưa nay chỉ nêu chung chung là dùng các sao giải như Hóa Khoa, Thiên Giải, Tuần Triệt. Bài này cố gắng đưa ra các biện pháp cụ thể căn cứ lý thuyết và thực tế đã chiêm nghiệm được.


Trước hết thử cách ngăn chặn là tạo ra Tuần Triệt bằng cách kích động cung lục hại Mệnh. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng được với Mệnh vô chính diệu, còn nếu Mệnh có chính tinh thì chưa chắc đã hay, áp lực cùm khóa đè lên chính tinh lại thành có hại. Vậy chỉ còn cách làm tĩnh Không Kiếp để nó giảm thiểu tác hại và dụng Hóa Khoa đệ nhất giải thần để giải.

Một sao xấu trong cung chỉ có thể gây họa nếu nó có cơ hội phát động lên. Còn ở trạng thái tĩnh, nó ít làm gì được, như thanh kiếm để yên trong vỏ, cơ bản là vô hại. Không Kiếp cũng thế, ở Mệnh là bản chất con người có hạn chế, nhưng cái bản chất ấy chỉ lộ ra thành họa nếu nó động lên do tương giao với hoàn cảnh. Vậy để làm tĩnh Không Kiếp thì cần nhất là khóa chặt, làm tĩnh cung Di.

Hạn chế cung Di tức là đừng giao du dính mắc nhiều với bên ngoài. Người thường làm thế có thể tốt nhưng Mệnh Không Kiếp làm thế là đang thả Không Kiếp vào hoàn cảnh, sẽ tạo cơ hội cho nó tác họa. Không Kiếp lợi nghiên cứu, suy tư cá nhân, tìm tòi khám phá nên rất cần phải có không gian cá nhân trong nhà để làm những việc riêng tư như đọc sách, suy nghĩ, viết lách, Thiền, tìm hiểu cái gì đó. Các nhà khoa học thành công thường có Không Kiếp chính bởi vì cách sống của họ cơ bản là ngồi lỳ trong phòng để nghiên cứu, suy tư. Họ vận dụng Không Kiếp để đào sâu tư duy cá nhân, từ đó có các khám phá, phát minh mới. Họ tự nhiên làm tĩnh cung Di nên không để Không Kiếp thoát ra ngoại cảnh mà gây họa.

Các nhà văn cũng dùng cách tương tự, rất nhiều nhà văn nổi tiếng có Không Kiếp ở Mệnh. Họ thứ nhất dùng học hành, thứ hai tĩnh lặng để suy tư, để viết, đó chính là họ đang trấn an Không Kiếp, không để nó nổi lên theo cung Di. Có ông đóng cửa treo biển không tiếp khách cả tháng để tập trung viết, bản chất là gì, chính là vô hiệu hóa cung Di, không để cung Di xâm lấn lôi kéo mình. Nhà văn mà cứ lê la như người thường, bon chen đủ trò ắt là hỏng, không thể suy nghĩ viết được cái gì cho ra hồn. Tại sao hiện nay văn học kém, vì họ dù có Không Kiếp hay không đều phải bon chen kiếm sống, thêm vào đó là môi trường học thuật tiêu cực. Đăng bài cũng phải thân quen, lượn lách xí xớn với biên tập. Xuất bản sách cũng đòi lót tay, nhuận bút vài đồng có khi lại phải ra quán nghe thổi sáo bằng chai bia ! Để bị cuốn vào đó là thả Không Kiếp ra rồi, những trò bẩn đó là sở trường của Không Kiếp. Để Không Kiếp cuốn theo ngoại cảnh thì mất hết trí huệ, còn viết được cái gì ra hồn. Câu thành ngữ cổ :“Trí tuệ sinh ra trong yên lặng…” rất có thể là dành cho Không Kiếp!

Từ đó suy ra Không Kiếp hợp người tu hành là cực kỳ hợp lý, vì họ đã cách ly mình với xã hội rồi. Tu hành chính là biện pháp hóa giải Không Kiếp triệt để nhất. Không có cung Di kích động, Không Kiếp còn lại mình ta dưới trăng sáng, thế thì biết tiêu cực vào đâu, biết tham lam sân hận với ai ? Không Kiếp khi đó trở lại bản chất nội tâm thầm kín, đào luyện tâm thức đi đến chỗ sâu xa đại ngộ, vì thế Không Kiếp là cửa ngõ giác ngộ, là sao của nhiều bậc chân tu.

Cách thứ hai để giải Không Kiếp là dụng Hóa Khoa, như sách vở đã viết, nhưng sách vở không nêu cách làm cụ thể. Thực tế để dụng Hóa Khoa không có nghĩa là Mệnh, Thân phải có Hóa Khoa, mà là dụng tất cả các tượng thể hiện ra của Hóa Khoa. Đó là học hành, bằng cấp, trường lớp, khoa bảng, giáo dục…

Trước hết là học hành để có bằng cấp, việc này không chỉ giải Không Kiếp mà còn giải nhiều điều xấu khác. Cứ có bằng cấp là cơ bản hơn số đông thi trượt rồi. Sau khi có bằng cấp thì dụng tiếp khí Hóa Khoa, đó là làm nghề thầy, thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghiên cứu. Gắn mình với các cơ sở giáo dục, học viện, trung tâm nghiên cứu. Cách này giải Không Kiếp rất hiệu quả, do tính mô phạm của Hóa Khoa nên Không Kiếp bị hạn chế ảnh hưởng. Giáo dục còn tạo ra môi trường học thuật để Không Kiếp chú tâm vào, phát huy điểm mạnh. Nếu có tiêu cực thì cũng ít hơn ngoài xã hội, thậm chí xã hội còn cố tình lôi kéo các ông thầy vào tiêu cực. Người ta thường quan niệm những trò mua bằng, bán điểm, gian lận thi cử là tệ nạn chung, không là gì cả. Nhận thức này vô tình có lợi cho bản chất tham lam sân hận của Không Kiếp.

Trong thực tế nghiệm lý, cùng mệnh Không Kiếp mà làm thầy bà so với không đã khác nhau hẳn rồi. Trên các diễn đàn huyền học có người công khai lá số có Không Kiếp mà xem ra vẫn bình thường, ấy chính là vì họ đang dụng Không Kiếp để nghiên cứu huyền học. Có người lại chính là giáo viên, bác sỹ, nhà khoa học nên vô tình làm Không Kiếp đi đúng đường, vì thế nó đỡ xấu. Ngoài ra, người mệnh Không Kiếp chỉ cần có nhà ở gần cơ sở giáo dục thôi thì cũng đã tự nhiên tốt hơn. Khí Hóa Khoa tỏa ra từ đó gây ảnh hưởng tốt đẹp lên môi trường sống, làm bản thân họ được lợi và cả con cháu thế hệ sau.

Nếu không thể làm thầy giáo, thầy thuốc, nhà khoa học thì làm việc trong ngành giáo dục cũng là tốt rồi. Hoặc hãy tìm hiểu, tu học cái gì đó, như lĩnh vực huyền bí chẳng hạn. Người Không Kiếp vốn sẵn căn cơ nên nếu học được, có trình độ cao thì tự biết cách hạn chế cái dở của mình, hơn hẳn kẻ chỉ biết dụng Không Kiếp mà gian lận đục khoét vơ váo riêng tư.

Ai cũng có thể trở thành nhà nghiên cứu huyền bí, người Không Kiếp học huyền học đến khi có trình độ nếu lại nổi bản tính tham sân si mà xem bói lấy tiền thì sao ? Việc dụng huyền học giúp người mà thực có ích thì có lấy tiền cũng chả sao. Đài Cảng người ta treo biển hành nghề đàng hoàng là có cái lý chính đáng của họ. Tuy nhiên dụng huyền học theo cách xây nhà hướng tốt, lập cửa hàng đắc cát khí để kinh doanh sẽ hay hơn là xem bói lấy tiền. Điều này tự “mệnh Không Kiếp” cân nhắc áp dụng. Bởi vì xem đúng rất khó, tưởng giúp được người ta mà thành ra hại họ, nên nhiều người hành nghề xem bói rồi về sau con cái đều bị họa nặng. Ăn lộc của người mà không thực làm gì có lợi cho người thì tức là đang tự gây nghiệp. Thầy bói Lợn nổi danh xưa kia chính là gương tày liếp!

Chung lại, Không Kiếp có thể giải bằng việc làm tĩnh nó, tức là khóa cứng cung Di, đi tu, đừng giao du nhiều với xã hội. Hai là dụng Hóa Khoa, dù mệnh không có cát tinh ấy nhưng nếu học hành để có bằng cấp trình độ là tự nhiên đã có cái linh phù may mắn để đè Không Kiếp rồi. Còn nếu học ra lại làm thầy, làm trong ngành giáo dục, nghiên cứu thì là đắc Khoa thực sự để giải Không Kiếp. Thứ nữa là có nhà ở ngay gần cơ sở giáo dục để hưởng khí Hóa Khoa cũng đại cát đại lợi. Tiếp theo là nghiên cứu học thuật để có chuyên môn cao. Hoặc tập viết văn, đào luyện cảm xúc cá nhân cho lên blog rên rỉ ỉ ôi cũng lợi hơn là không làm gì. Hiện nay các quý chị em nữ viết văn chuyên nghề khoe hàng, cố tình ưỡn ẹo hớ hênh đâu đã vô ích, biết đâu vì em có mệnh Không Kiếp…

Ông nhà văn Nguyễn Khải mệnh thân có Không Kiếp, ông làm việc ngay trong một tòa báo lớn, luôn gần chữ nghĩa Xương Khúc, ông lại chăm chỉ, rất chịu khó nghiền ngẫm viết lách, nên khởi đầu văn ông dở mà cuối đời ông rất thành công.

Ông Ma Văn Kháng thì làm ngay trong ngành giáo dục rồi mới bắt đầu viết lách nọ kia…

Ông Nguyễn Huy Thiệp cũng vốn là giáo viên…

Ông Trương Đình Anh dù Không Kiếp đắc nhưng tự nhiên vẫn hành động theo hướng vừa dụng vừa giải nó. Đó là ông chả bao giờ lê la giao du vớ vẩn, làm việc xong ông về nhà. Ông tự hạn chế không để cung Di động lên, ông ở trong tháp ngà riêng của ông, đó cũng là tu đấy. Ông âm thầm nhồi bom để làm nổ tung cho chứng khoán FPT nó bay tít lên 500, 600 trăm ngàn 1 cổ phiếu làm lóa mắt kẻ hấp tấp tung tiền mua vào…

Họ đều giải Không Kiếp theo hướng hoàn hảo, đi đến thành công hơn người.

Người bình thường có Không Kiếp đôi khi tự biết cách hành động để giải. Tại sao mẹ Mạnh Tử nhất định phải chuyển nhà đến gần trường học ? Vì lá số của bà hoặc của con bà có Không Kiếp chăng ? Mạnh Tử là Á Thánh sau Khổng Tử, biết đâu tất cả đều bắt nguồn từ việc chuyển nhà đó…